‘Bí quyết’ học giỏi của quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) đã giúp Thanh Hóa lần đầu tiên có thí sinh giành vòng nguyệt quế của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế trong Chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: TTXVN.
Lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế trong Chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: TTXVN.

Để có sự bứt tốc ngoạn mục

Thí sinh Lê Xuân Mạnh đến từ trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) nhất Quý III với 160 điểm, là người mang cầu truyền hình trực tiếp Olympia trận chung kết về với Thanh Hóa sau 13 năm chờ đợi.

Trong suốt quá trình "leo núi", Xuân Mạnh thể hiện sự nhanh nhạy, chắc chắn, tự tin ở các câu hỏi về văn học, lịch sử và hiểu biết chung.

Không chỉ là quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Xuân Mạnh còn là một học sinh giỏi tại lớp học của mình. Lê Xuân Mạnh từng chia sẻ: Bí quyết để học tập hiệu quả là phải tự giác học. Trên lớp phải chú ý nghe thầy, cô giảng bài để nắm kiến thức ngay trên lớp, thậm chí làm bài tập luôn trên lớp. Ở nhà em tự tìm hiểu, tự học giúp khắc sâu, ghi nhớ kiến thức.

Xuân Mạnh cho biết, em hay lên mạng tìm kiếm thông tin, đọc thêm các tài liệu trên internet. Ngoài ra, em cũng tìm thêm các đầu sách nâng cao để học, làm dày thêm vốn hiểu biết.

Nhờ thói quen đọc sách, từ năm lớp 4, Xuân Mạnh thường hay lấy sách giáo khoa của anh để đọc nhiều lần, nên có nhiều kiến thức “thuộc lúc nào không hay”. Hiện nay, nam sinh cũng là cố vấn cho Câu lạc bộ Lịch sử của Trường THPT Hàm Rồng.

Với việc giành chiến thắng trong trận chung kết, Lê Xuân Mạnh đã nhận được mức thưởng kỷ lục là 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Sự đồng hành sáng suốt

Lê Xuân Mạnh sinh ra trong gia đình có hai anh em, Mạnh là con út. Bố em thường xuyên đi làm xa nhà, mẹ cũng như anh trai là người rất sát sao chăm sóc và giúp em học tập.

Xuân Mạnh chia sẻ: Học mới có tư duy ban đầu để làm việc, để tiếp nhận thêm nhiều điều mới. Đến với Đường lên đỉnh Olympia, Xuân Mạnh có sự động viên và hỗ trợ kiến thức từ người anh trai.

Chị Vũ Thị Hường, mẹ của thí sinh Lê Xuân Mạnh nói: "1 tuổi con biết nói, 2 tuổi con biết đi nhưng 3 tuổi con đã biết tự đọc sách báo. Lúc đó, có rất nhiều đơn vị, truyền thông về tận nhà liên hệ cho cháu đi học lớp tài năng ngoài Hà Nội, nhưng gia đình không đồng ý. Chúng tôi phải đưa con về quê ở xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) một thời gian. Từ khi bắt đầu đi học, con học rất tốt, giành nhiều giải thưởng cấp thành phố, cấp tỉnh… Khi lên lớp 5, Mạnh đã chia sẻ với mẹ về ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ. Đây là động lực để Mạnh luôn nỗ lực học tập, theo đuổi ước mơ của mình”.

Thấy được khả năng của con và hiểu được giá trị của việc đồng hành, chị Vũ Thị Hường luôn chia sẻ cùng con những câu chuyện trong cuộc sống, đồng thời, lên kế hoạch học tập với con.

"Mạnh rất hiểu chuyện và chăm chỉ. Nhận được sự chỉ dạy như vậy nhưng con đều thực hiện và nỗ lực, đặc biệt trong những giai đoạn ôn thi", chị Hường nói.

Có khả năng ghi nhớ tốt nhưng cần sự chăm chỉ và nỗ lực. Tại trường học, Xuân Mạnh cũng luôn được sự hướng dẫn, khích lệ của thầy, cô.

Lê Xuân Mạnh được phát hiện ở chương trình Âm vang Hàm Rồng, được tập dượt ở chương trình Âm vang xứ Thanh và được khẳng định ở Đường lên đỉnh Olympia. Thầy cô giáo ở Trường THPT Hàm Rồng đều có niềm tin Mạnh sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa Lê Ánh Dương cho biết: "Xuân Mạnh là một học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu rất tốt. Bản thân em cũng thể hiện rõ bản lĩnh trong các cuộc thi. Sự quyết đoán và có động cơ phấn đấu rõ ràng là tố nhất mà bất cứ thầy cô nào cũng nhìn thấy ở em khi giảng dạy".

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.