Biến chủng Omicron đã lan tới 27 quốc gia và vùng lãnh thổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện các quốc gia đã đưa ra biện pháp hạn chế ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều nước đã đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại, tái áp dụng cách ly bắt buộc khi nhập cảnh.
Người dân đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi đi bộ ở trung tâm Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 25/11.
Người dân đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ khi đi bộ ở trung tâm Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 25/11.

Rạng sáng nay giờ Việt Nam, Mỹ thông báo đã trở thành quốc gia mới nhất ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên của biến thể Omicron. Như vậy, đến nay đã có ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron gồm Mỹ, Nam Phi, Ghana, Botswana, Nigeria, Vương quốc Liên hiệp Anh, Scotland, Cộng hòa Czech, Đức, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Canada, Brazil, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia, Israel, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch, đảo Reunion - Pháp. Nguy cơ biến thể này tiếp tục lan rộng sang nhiều quốc gia khác vẫn đang hiện hữu.

Sau 3 tuần kể từ khi được xác nhận, biến chủng Omicron đã xuyên thủng các lá chắn COVID-19 để xuất hiện ở các châu lục. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cho biết, sự lây lan của biến chủng này là cực kỳ nghiêm trọng.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cho biết: "5/6 khu vực trên thế giới nằm dưới sự theo dõi của WHO hiện đã ghi nhận ca mắc biến thể Omicron, chúng tôi dự tính con số này sẽ còn tăng lên. Đừng quên rằng chúng ta cũng đang phải đối phó với một biến thể nguy hiểm và có khả năng lây truyền cao là Delta, vốn đang chiếm hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 trên toàn cầu. Chúng ta cần tiếp tục sử dụng các công cụ đã có để ngăn chặn sự lây truyền và cứu mạng sống của người dân trước biến thể Delta. Và nếu chúng ta làm được điều đó, chúng ta cũng sẽ ngăn chặn sự lây truyền và cứu sống người dân trước Omicron".

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicon, hiện các quốc gia đã đều đưa ra các biện pháp hạn chế ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhiều nước đã đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại, áp dụng lại các biện pháp cách ly bắt buộc khi nhập cảnh. Tại Mỹ, quốc gia mới nhất ghi nhận Omicron, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC lên kế hoạch yêu cầu tất cả các du khách quốc tế đến Mỹ đều phải có kết quả âm tính xét nghiệm trong vòng 1 ngày trước khi khởi hành thay vì 3 ngày như trước đây. Hàng loạt các sân bay lớn tại Mỹ siết chặt việc giám sát, sàng lọc để phát hiện những trường hợp nhiễn biến thể mới.

Trước đó, Mỹ đã cấm nhập cảnh với du khách đến từ 8 nước miền Nam châu Phi. Còn tại Hàn Quốc, sau khi phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Omicron, nước này đã áp lệnh bắt buộc cách ly 10 ngày với tất cả người nhập cảnh, dù đã tiêm chủng đầy đủ.

Mặc dù vậy, khả năng Omicron xâm nhập vào các quốc gia vẫn còn. Vì thế, giới chức y tế kêu gọi người dân đi tiêm chủng vaccine, đặc biệt là các liều vaccine tăng cường càng sớm càng tốt.

Ngày 25/11, giới chuyên gia Nam Phi phát hiện biến chủng mới là B.1.1.529 ở Botswana với hơn 32 đột biến được phát hiện tại protein gai (S). Đặc biệt, 15 đột biến tại vùng gắn kết thụ thể (RBD) và vị trí furin, nơi có thể làm tăng khả năng lây lan.

Ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên cho biến chủng này là Omicron và liệt nó vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại". Đây là biến chủng được coi là rất nguy hiểm vì khả năng lây lan có thể hơn 5 lần Delta. Trước đó, biến chủng Delta đã khiến hàng loạt quốc gia quay trở lại với ác mộng Covid-19 sau khi tưởng như đã kiểm soát được dịch bệnh.

Ngày 30/11, WHO đưa cảnh báo: "Người chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa có bằng chứng từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó mà thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh nặng và tử vong, bao gồm người từ 60 tuổi trở lên hoặc người có bệnh nền, nên được khuyến cáo hoãn đi lại tới khu vực có lây nhiễm cộng đồng”.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.