Biến chủng SARS-CoV-2 mới tại Mỹ có gì bất thường?

0:00 / 0:00
0:00
Chúng xuất hiện ở Columbus, Ohio, Mỹ, chứa ba đột biến lạ và được đặt tên là COH.20G/501Y.
Người thân tham dự đám tang của những nạn nhân Covid-19 tại Manaus, Brazil, ngày 13/1. Ảnh: AFP.
Người thân tham dự đám tang của những nạn nhân Covid-19 tại Manaus, Brazil, ngày 13/1. Ảnh: AFP.

Gần một năm sau đại dịch, Covid-19 trở thành nỗi khiếp sợ với người dân Mỹ. Đây là quốc gia có tỷ lệ người mắc và tử vong sau khi nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới. Mới đây, quốc gia này đối mặt vấn đề đáng lo khác đó là virus biến chủng.

Theo CNBC, biến chủng SARS-CoV-2 mới được xác định ở bệnh nhân Covid-19 tại Columbus, bang Ohio, Mỹ. Biến chủng mang đặc điểm hoàn toàn khác những loại đã được phát hiện ở Anh, Brazil, Nhật Bản hay Nam Phi.

Sự kết hợp chưa từng thấy của các đột biến lạ

Biến chủng COH.20G/501Y vẫn còn là ẩn số với các nhà nghiên cứu tại Mỹ. Nó được Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio phát hiện. Tuy nhiên, Phó giáo sư William Hanage, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho hay ông không ngạc nhiên khi Mỹ phát hiện biến chủng mới, nhất là trong bộ gene của nó chứa đột biến N501Y. Bởi thực tế, đột biến này đã có mặt ở nhiều biến chủng khác của SARS-CoV-2 như Anh, Nam Phi, Brazil.

Dù vậy, đến nay, điều duy nhất họ biết đó là mã gene di truyền của nó chứng minh biến chủng có nguồn gốc từ Mỹ. Điểm đặc biệt khiến họ rất ngạc nhiên đó là sự kết hợp của 3 đột biến chưa từng tìm thấy trước đó trong bộ gene của SARS-CoV-2.

Ba đột biến này nhanh chóng lây lan ra nhiều ca bệnh mới tại Mỹ. Nghiên cứu trên trình tự di truyền của hơn 220 mẫu bệnh phẩm thu được từ Columbus từ tháng 4/2020 đến tháng 1 còn cho thấy điều bất thường khác. Đó là 3 đột biến này đã tồn tại trong cơ thể người mắc Covid-19 ở khu vực trên từ lâu, trước khi nó được các nhà khoa học chú ý đến.

Các nhà khoa học không chắc về mức độ nguy hiểm của chủng virus mới này. Tuy nhiên, một nhà khoa học trong nhóm vẫn cảnh báo biến chủng mới này tại Mỹ thách thức họ đưa ra kết luận liệu vaccine và phương pháp điều trị hiện tại có áp chế được virus hay không.

Làm gì để hạn chế virus đột biến?

Trước những câu hỏi chưa có lời giải về biến chủng SARS-CoV-2 mới, Giám đốc Trung tâm Y tế Wexner bang Ohio, Peter Mohler, khuyên chúng ta không nên phản ứng quá mức với biến chủng mới cho tới khi có thêm dữ liệu.

Trong khi đó, Giáo sư Ben Bimber, Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, cho biết: “Cách duy nhất để ngăn chặn sự xuất hiện của biến chủng virus mới là không cho nó tiếp tục lây lan. Mỗi khi virus nhân lên, nó có thêm cơ hội để biến đổi. Nếu ngày càng nhiều người bị nhiễm, cơ hội đó càng cao”.

Theo vị chuyên gia này, đột biến lạ xuất hiện trong bộ gene của virus không hẳn là điều tệ. Bởi có nhiều trường hợp, một số đột biến làm virus yếu hơn. Hiện tại, họ không rõ hai biến chủng mới của SARS-CoV-2 mới được xác định tại Ohio sẽ ảnh hưởng ra sao tới cách nó hoạt động.

Nhà virus học Angela Rasmussen, thành viên Trung tâm Khoa học và An ninh Y tế Toàn cầu của Đại học Georgetown, cho biết không phải mọi biến chủng mới của SARS-CoV-2 đều là đáng lo. “Chúng ta nên lo lắng khi biến chủng đi kèm những bằng chứng dịch tễ học như tốc độc lây lan, độc lực”, bà nói.

Dù vậy, vị chuyên gia này vẫn nhấn mạnh bất kể biến chủng mới xuất hiện có nguy hiểm hay không, chúng ta cần cảnh giác với Covid-19. Bà Angela khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, tránh tụ tập và rửa sạch tay bằng xà bông. Điều này ngăn SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan và có cơ hội biến chủng.

Theo nhà virus học Christian Drosten, Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin, Đức, việc duy nhất chúng ta có thể làm hiện nay là tiêm phòng cho người dân toàn cầu càng nhanh càng tốt. Thành viên Tổ chức Y tế Thế giới về vaccine, Philip Krause, cho biết hiện nay, SARS-CoV-2 chưa có biểu hiện kháng thuốc.

Tuy nhiên, sự tiến hóa nhanh chóng của biến chủng cho thấy khả năng virus kháng thuốc là rất dễ xảy ra. Các nhà nghiên cứu cần có sự cập nhật trong công thức vaccine để chủ động, đi trước quá trình tiến hóa của virus.

Theo Zing
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.