Biến đổi khí hậu cản trở nỗ lực giảm thiểu cacbon của ngành điện toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các hiện tượng thời tiết cực đoan được xem là thách thức đối với nỗ lực thực hiện tiến trình khử cacbon của ngành điện . Hoạt động sản xuất điện nhằm ứng phó với các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài có thể dẫn đến tăng lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong mùa hè vừa qua, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động sản xuất điện than nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt thủy điện. Ở một số quốc gia châu Âu như Áo, Pháp, Anh và Đức cũng tạm thời chuyển sang sử dụng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước giữa bối cảnh nguồn cung khí đốt tự nhiên bị thắt chặt do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine hồi tháng 2.

“Tính riêng trong tháng 7 và tháng 8, sản lượng điện than và khí đốt trên toàn cầu tăng đáng kể, đặt ra lo ngại rằng lượng khí thải carbon của ngành điện vào năm 2022 có thể sẽ tăng cao, chỉ dưới mức cao kỷ lục được ghi nhận hồi năm ngoái”, tổ chức năng lượng Ember có trụ sở tại Anh cho biết trong một báo cáo được công bố ngày 5/10.

“Đây là hệ quả sau khi Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu hụt thuỷ điện, cũng như các đợt hạn hán và nắng nóng kỷ lục kéo dài trên toàn thế giới gây ra, khiến nhu cầu tiêu thụ điện bị đẩy lên cao”.

Đợt nắng nóng và hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 60 năm vào mùa hè năm nay buộc Trung Quốc phải thực hiện phân chia điện nhằm đảo bảo cung ứng điện đến các địa phương, điều này khiến hoạt động sản xuất lương thực và tại các nhà máy cũng như hoạt động vận chuyển tại nuớc này gián đoạn, đình trệ.

Tại tỉnh Tứ Xuyên, nơi sản xuất 25% sản lượng thủy điện của Trung Quốc và cung cấp 30% lượng điện năng sản xuất cho các khu vực khác hồi năm ngoái, cũng chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng do tình hình thời tiết khắc nghiệt trong năm nay.

Trong nửa đầu năm 2022, nhu cầu sử dụng điện tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng điện gió và điện mặt trời tăng trưởng mạnh, hoạt động sản xuất thủy điện cũng phục hồi 20% sau những ảnh hưởng từ đại dịch COVID – 19, nhờ đó sản lượng điện than tại Trung Quốc giảm 3,9%, theo Hội đồng Điện lực nước này cho biết.

Tuy nhiên, tình trạng hạn hán trên diện rộng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất thủy điện tại Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên, khiến mức sản xuất và tiêu thụ điện hoá thạch tại nước này quay đầu tăng trở lại kể từ cuối tháng 8 vừa qua .

“Hệ quả là mức tiêu thụ điện than tăng 111TWh trong tháng 7 và tháng 8 so với cùng thời điểm hồi năm ngoái, phá vỡ mức giảm 79TWh ghi nhận trong sáu tháng đầu năm”, báo cáo trên cho biết.

Trên thực tế, Trung Quốc chiếm hơn một nửa sản lượng điện than của thế giới do đó mức tiêu thụ điện than của nước này có ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực thực hiện tiến trình khử cacbon của ngành điện toàn cầu theo mục tiêu đề ra.

Trên toàn cầu, mặc dù mức tiêu thụ điện tăng 3%, lượng khí thải carbon sinh ra từ hoạt động sản xuất điện trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2020 vẫn được duy trì ổn định nhờ sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng.

Mức tăng trưởng điện gió và điện mặt trời trong 6 tháng đầu năm đã góp phần ngăn tỷ lệ tiêu thụ điện hóa thạch trên toàn cầu tăng thêm 4%, qua đó giảm thiểu được 40 tỷ USD chi phí nhiên liệu và 230 triệu tấn khí thải carbon.

"Chúng ta đang tiến gần hơn với điểm giới hạn. Năng lượng bền vững, với điện gió và điện mặt trời đóng vai trò chủ đạo, cần phải đáp ứng đủ toàn bộ nhu cầu sử dụng điện trong tương lai, tuy nhiên trước thời điểm đó, sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch dự kiến tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh trong thời gian tới", nhà phân tích Malgorzata Wiatros-Motyka và Dave Jones đưa ra nhận định.

“Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu… Thực tế cho thấy chúng ta vẫn đang ở gần mức cao kỷ lục, quá trình chuyển đổi năng lượng điện sẽ cần được đẩy mạnh, diễn ra nhanh chóng hơn”.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sản lượng nhiệt điện than toàn cầu tăng 8%, đạt mức cao nhất trong lịch sử vào năm 2021, đảo ngược xu hướng giảm liên tiếp trong hai năm trước đó.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.