Biến đổi khí hậu: Cảnh báo các sông băng Thụy Sĩ tiếp tục tan nhanh trong năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Gần 1 năm sau khi sông băng tại Thụy Sĩ chứng kiến tốc độ băng tan nhanh kỷ lục, ngày 16/8, giới chuyên gia Thụy Sĩ cảnh báo năm 2023 có thể là năm “không tốt lành” đối với các sông băng của nước này.
Biến đổi khí hậu: Cảnh báo các sông băng Thụy Sĩ tiếp tục tan nhanh trong năm 2023

Trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), Giáo sư Matthias Huss, người đứng đầu Cơ quan giám sát sông băng tại Thụy Sĩ (GLAMOS), cho biết còn hơn 1 tháng nữa mới đến mùa băng tan nhưng tình trạng các sông băng của nước này hiện không tốt. Ông Huss nhấn mạnh đến nay, tình trạng sông băng tan chảy không nghiêm trọng như năm 2022, song năm 2023 có xu hướng trở thành năm tồi tệ thứ hai trong lịch sử đối với các sông băng.

Chuyên gia này cho biết trong những tuần qua, thời tiết khá mát mẻ, song lượng băng ở tất cả các sông băng ở Thụy Sĩ ở dưới mức trung bình của 10 năm qua. Trong khi đó, một đợt nắng nóng khắc nghiệt mới đang diễn ra. Các kết quả đo lường cuối cùng về mức độ sông băng tan chảy tại Thụy Sĩ trong 1 năm dự kiến được công bố vào giữa tháng 9 tới.

Tháng 9 năm ngoái, báo cáo nghiên cứu do Ủy ban Cryospheric (CC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Sĩ thực hiện cho thấy 2022 là một năm tai họa đối với các sông băng của Thụy Sĩ khi tất cả các kỷ lục băng tan đều bị phá vỡ. Tốc độ tan chảy của các sông băng rất nhanh khi 3km khối băng - tương đương 3.000 tỷ lít nước - đã tan chảy. Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ băng tan 2% trong 12 tháng trước được coi là “cực đoan”.

Vào thời điểm đó, Giáo sư Huss cảnh báo trong vòng 50 năm, nếu nước này tiếp tục trải qua các điều kiện khí hậu cực đoan như năm 2022, tác động sẽ lớn hơn nhiều vì trong 5 thập niên nữa, giới khoa học dự đoán hầu hết các sông băng biến mất và do đó không thể cấp nước vào mùa Hè khô nóng. Giáo sư Huss nhấn mạnh không thể làm chậm quá trình tan băng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, nếu giảm phát thải khí CO2 và hành động vì khí hậu thì điều này có thể giúp bảo vệ được 1/3 thể tích sông băng tại Thụy Sĩ theo kịch bản lạc quan nhất. Ngược lại, gần như các sông băng tại quốc gia Trung Âu này sẽ tan chảy vào cuối thế kỷ này.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.