Biến đổi khí hậu thúc đẩy sự xuất hiện của COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng về việc biến đổi khí hậu có thể đóng một vai trò trực tiếp trong sự xuất hiện của SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch COVID-19.
Biến đổi khí hậu thúc đẩy sự xuất hiện của COVID-19

Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu trong thế kỷ qua đã khiến miền nam Trung Quốc trở thành điểm nóng cho các loài virus corona do dơi sinh ra, bằng cách thúc đẩy sự phát triển của môi trường sống trong rừng được loài này ưa thích.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment cung cấp bằng chứng đầu tiên về cơ chế mà biến đổi khí hậu có thể đóng một vai trò trực tiếp trong sự xuất hiện của SARS-CoV-2.

Nghiên cứu đã cho thấy những thay đổi quy mô lớn về thảm thực vật ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, và các vùng lân cận ở Myanmar và Lào, trong thế kỷ qua. Những thay đổi về khí hậu bao gồm sự gia tăng nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và lượng carbon dioxide trong khí quyển đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật.

Các yếu tố này đã thay đổi môi trường sống tự nhiên từ vùng cây bụi nhiệt đới sang vùng thảo nguyên nhiệt đới và rừng rụng lá. Điều này đã tạo ra một môi trường thích hợp cho nhiều loài dơi chủ yếu sống trong rừng.

Số lượng virus corona trong một khu vực có mối liên hệ chặt chẽ với số lượng các loài dơi khác nhau hiện có. Nghiên cứu cho thấy thêm 40 loài dơi đã di chuyển vào tỉnh Vân Nam trong thế kỷ qua, kéo theo khoảng 100 loại virus do dơi sinh ra. Điểm nóng toàn cầu này là khu vực mà dữ liệu di truyền cho thấy có thể đã phát sinh SARS-CoV-2.

Tiến sĩ Robert Beyer, nhà nghiên cứu tại Khoa Động vật học của Đại học Cambridge và là tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Biến đổi khí hậu trong thế kỷ qua đã làm cho môi trường sống ở tỉnh Vân Nam phù hợp với nhiều loài dơi hơn".

"Việc hiểu được sự phân bố toàn cầu của các loài dơi đã thay đổi như thế nào do biến đổi khí hậu có thể là một bước quan trọng trong việc tái tạo lại nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19", ông Beyer nói thêm.

Để có được kết quả, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản đồ thảm thực vật trên thế giới như cách đây một thế kỷ, sử dụng các bản ghi về nhiệt độ, lượng mưa và độ che phủ của mây.

Sau đó, họ sử dụng thông tin về thảm thực vật ưu thích của các loài dơi trên thế giới để tìm ra sự phân bố toàn cầu của từng loài vào đầu những năm 1900. So sánh điều này với các phân bố hiện tại cho phép họ thấy số lượng các loài dơi đã thay đổi như thế nào trong thế kỷ qua do biến đổi khí hậu.

"Khi biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sống, các loài dơi rời khỏi một số khu vực và di chuyển đến những khu vực khác mang theo mầm bệnh của chúng. Điều này không chỉ làm thay đổi các khu vực có virus mà rất có thể cho phép các tương tác mới giữa động vật và virus, gây ra nhiều mầm bệnh có hại hơn", ông Beyer chỉ ra.

Hiện có khoảng 3.000 loại virus corona khác nhau phân bổ trong thế giới loài dơi, với mỗi loài chứa trung bình 2,7 loại virus, hầu hết không biểu hiện triệu chứng. Sự gia tăng số lượng dơi trong một khu vực cụ thể do biến đổi khí hậu, có thể làm tăng khả năng một loại virus corona gây hại cho con người hình thành, lây truyền hoặc tiến hóa ở đó.

Hầu hết các mầm bệnh do dơi mang theo không thể truyền sang người. Nhưng một số loại virus lây nhiễm sang người rất có thể bắt nguồn từ loài dơi, bao gồm 3 loại gây ra các dịch bệnh như MERS và Hội chứng Hô hấp Cấp tính (SARS) CoV-1 và CoV-2.

Khu vực được xác định là điểm nóng về sự gia tăng của loài dơi cũng là nơi cư trú của tê tê, loài vật được cho là vật chủ trung gian của SARS-CoV-2. Virus này có khả năng đã nhảy từ dơi sang tê tê, sau đó những con tê tê được bán tại một khu chợ ở Vũ Hán.

Các nhà nghiên cứu nhắc lại lời kêu gọi từ các nghiên cứu trước đó nhằm thúc giục các chính phủ thừa nhận vai trò của biến đổi khí hậu trong việc bùng phát các bệnh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu như một phần của các chương trình phục hồi kinh tế sau COVID-19.

"Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại kinh tế và xã hội to lớn. Các chính phủ phải nắm bắt cơ hội để giảm thiểu rủi ro sức khỏe do các bệnh truyền nhiễm bằng cách thực hiện hành động quyết định để giảm thiểu biến đổi khí hậu", Giáo sư Andrea Manica tại Khoa Động vật học của Đại học Cambridge, người đã tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Theo Science Daily
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.