Bình Thuận: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bình Thuận đang vươn lên trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện.

Nhiều năm trước, Phú Quốc vẫn còn là một hòn đảo hoang sơ, chưa được biết đến với nhiều tiềm năng du lịch. Sau khi sân bay quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động (12/2012), du khách đổ về "đảo ngọc" tăng đột biến, đưa nơi đẩy trở thành điểm đến lý tưởng, được ưu tiên lựa chọn suốt nhiều năm qua.

Theo thống kê từ 2013 đến 2019, mỗi năm du khách đến Phú Quốc tăng trung bình 35%, tỷ lệ cao nhất cả nước. Giai đoạn 2014-2018 được xem là chu kỳ vàng khi nhiều thương hiệu lớn xuất hiện tại đây.

Không thể phủ nhận, những khu phố không ngủ, những tổ hợp vui chơi giải trí bất tận,… khi chính thức vận hành đã biến “đảo ngọc” từ một vùng đất hoang sơ trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Bình Thuận: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước ảnh 1

Bình Thuận sở hữu điều kiện phát triển du lịch tốt

Củng cố vị thế trên bản đồ du lịch nội địa

Khác với Phú Quốc, Bình Thuận sở hữu nhiều lợi thế, nhất là Thủ đô resort Mũi Né, du lịch được đầu tư phát triển từ rất sớm song nhiều năm qua vẫn chưa thể bức phá do nhiều hạn chế khác nhau, trong đó cơ sở hạ tầng.

Việc sân bay Phan Thiết đang được xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2022 được xem là động lực tăng trưởng cho nền du lịch tỉnh, dự đoán bổ sung thêm hàng triệu lượt du khách nội địa mỗi năm.

Bên cạnh đó, khi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được thông xe sẽ rút ngắn thời gian di chuyến từ TP.HCM đến mũi Kê Gà còn khoảng 2 giờ, giúp nơi đây trở thành điểm nghỉ dưỡng cuối tuần của người dân TP.HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Hiện, Bình Thuận cũng đã khởi công tuyến đường ven biển quốc gia ĐT719 đoạn Kê Gà đi La Gi dài 32,5 km dự kiến hoàn thiện tháng 4/2023. Nhiều dự báo cho rằng, giai đoạn 2022-2023, Bình Thuận có nhiều điểm ưu điểm củng cố vị thế của ngành du lịch nội địa.

Sẵn sàng đón khách du lịch

Bình Thuận: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước ảnh 2

Đô thị nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển Thanh Long Bay

Việc sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang khẩn trương xây dựng cộng hưởng với sự hoàn thiện các tuyến giao thông nội địa hiện hữu, cùng lợi thế sẵn có của du lịch Bình Thuận sẽ đưa nơi đây vươn mình trong thời gian tới.

Các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, đầu tư bài bản, quy mô lớn với hướng đi độc đáo, có sự vận hành của các đơn vị danh tiếng toàn cầu sẽ là lực đẩy đưa Bình Thuận trở thành điểm đến đáng được mong đợi. Điển hình phải kể đến siêu tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển Thanh Long Bay.

Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam đi theo mô hình thể thao biển tầm cỡ quốc tế - phù hợp với định hướng du lịch của Bình Thuận. Sở hữu quần thể lên tới 90 ha với 12 phân khu, 1.000 tiện ích, gần 2km đường bờ biển trong hệ sinh thái “all-in-one” đa sắc màu, Thanh Long Bay đóng vai trò tương tự như nhiều dự án lớn ở Phú Quốc, hay Đà Nẵng, để cùng với Bình Thuận khai thác tối đa lợi thế du lịch.

Hiện nay, giai đoạn 1 của tổ hợp đang dần hiện diện với sự hoàn thiện của Hola Beach, sẵn sàng đón khách vào 30/4. Trước đó quảng trường biển, cầu Ngân Hà, vòng xoay Ánh Trăng cũng đã đi vào hoạt động và trở thành điểm check-in đình đám của các tín đồ du lịch.

Dự kiến trong năm 2023 nhiều hạng mục sẽ chính thức bàn giao để chủ nhân khai thác vận hành, kinh doanh dịch vụ và lưu trú – trùng với thời điểm du lịch Bình Thuận bùng nổ khách nội địa.

Bình Thuận: Điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước ảnh 3

Khu Hola Beach sẽ đi vào vận hành trong cuối tháng 4 năm nay

Giai đoạn 2024-2025 theo lộ trình của nhà phát triển Nam Group, tổ hợp Thanh Long Bay tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hệ sinh thái tầm cỡ khu vực để sẵn sàng đón đầu du khách quốc tế, tao ra sự tăng trưởng ổn định trong cả trung và dài hạn.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.