Bình Thuận phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch, quy hoạch vùng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt Đề án Đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bình Thuận phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch

Theo đề án, tỉnh sẽ phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch có trọng tâm, trọng điểm, bền vững và an toàn gắn với an ninh chính trị, bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Trong đó, ưu tiên phát triển loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

Với việc đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, Bình Thuận hướng tới mục tiêu tăng doanh thu du lịch thông qua việc thu hút du khách đến địa phương nhiều hơn, thời gian lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần hơn. Ngoài ra, địa phương thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào du lịch của tỉnh nhằm khai thác, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch…

Đến năm 2025, tỉnh sẽ đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch cơ bản, tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, sinh thái biển- rừng- đồi cát...; từng bước mở rộng thị trường, tăng lượng khách du lịch lên 11,4 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế chiếm 10%), doanh thu du lịch đạt trên 24.600 tỷ đồng, đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10%.

Đến năm 2030, tỉnh tập trung đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo: du lịch chăm sóc sức khỏe (WELLNESS), du lịch kết hợp hội nghị (MICE), du lịch nghiên cứu, tham quan thành phố Phan Thiết (City tour)… Cùng đó, phấn đấu tăng lượng khách du lịch lên 23,3 triệu lượt (riêng khách quốc tế chiếm 15%), doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 70.100 tỷ đồng và đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 12%.

Để đạt được mục tiêu đó, Đề án đề ra nhiệm vụ tổ chức lại không gian phát triển du lịch với 4 khu vực cùng các sản phẩm du lịch chủ đạo. Cụ thể, khu vực phía Đông Bắc, trọng tâm là đô thị Phan Rí Cửa - Bình Thạnh - Liên Hương với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, lặn biển, tham quan khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Khu vực trung tâm du lịch, trọng tâm là khu du lịch quốc gia Mũi Né và Nam thành phố Phan Thiết với sản phẩm chủ đạo là du lịch MICE, du lich sinh thái biển, rừng, du lịch thể thao biển, cát, nghỉ dưỡng biển, du lịch WELLNESS, mô hình kinh tế ban đêm.

Khu vực phía Tây Nam gồm thị xã La Gi, dãy ven biển huyện Hàm Tân, khu vực ven hồ Sông Dinh 3 với loại hình du lịch nông nghiệp, trải nghiệm, du lịch di tích lịch sử - văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du lịch văn hóa - tâm linh…

hu vực phía Tây Bắc, gồm một phần huyện Hàm Thuận Bắc, một phần huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tánh Linh, huyện Đức Linh với sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch nghỉ dưỡng rừng, hồ cảnh quan, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.

Đề án cũng đưa ra các giải pháp về: cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển loại hình du lịch; cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; đẩy mạnh thu hút thị trường, xúc tiến quảng bá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư nâng cao cũng như quản lý chất lượng loại hình, sản phẩm du lịch…

Thời gian gần đây, nhất là sau thành công của Năm Du lịch Quốc gia - Bình Thuận “Hội tụ xanh” năm 2023, du lịch tỉnh không ngừng tăng trưởng cả về chất và lượng, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong cả nước. Các doanh nghiệp du lịch đã từng bước phục hồi, phát triển, không ngừng tạo ra nhiều sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tăng cường đào tạo nhân lực du lịch.

Bên cạnh khai thác, phát huy tốt các lợi thế tự nhiên, du lịch Bình Thuận khởi sắc còn nhờ vào sự thuận lợi giao thông, kết nối hạ tầng. Hai tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi vào vận hành khai thác, rút ngắn thời gian di chuyển từ các địa phương đến Bình Thuận, tạo cú hích lớn giúp ngành du lịch địa phương tiếp tục bứt phá.

Theo số liệu từ Cục Thống kê, trong 5 tháng năm 2024, Bình Thuận đón hơn 3,7 triệu lượt khách du lịch, đạt 38% kế hoạch năm (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, khách quốc tế đạt 198 nghìn lượt khách, tăng 78% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 9.739 tỷ đồng.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...