Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính

(Ngày Nay) - Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình - Trưởng ban Cải cách Hành chính (CCHC) của Chính phủ về công tác CCHC của Bộ Công Thương tại Hội nghị tổng kết CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030.

Tham dự sự kiện có Đồng chí Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chỉ đạo Hội nghị; Lãnh đạo Bộ Công Thương; Đại diện Lãnh đạo các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Văn phòng Chính phủ và Thủ trưởng các đơn vị, cán bộ chuyên trách về công tác cải cách hành chính tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.

Báo cáo CCHC của Bộ cho thấy, thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, từ 2011 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch công tác cải cách cho từng giai đoạn và hàng năm với nhiều nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tiến độ, chất lượng cũng như đồng bộ trong toàn hệ thống.

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị.

Những chuyển biến tích cực

Trên cơ sở kế hoạch, Bộ Công Thương đã kiện toàn đầu mối thực hiện; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC với trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần các Nghị quyết số 19, Nghị quyết 01 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Công Thương, hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ giao.

Lãnh đạo Bộ cũng thường xuyên lồng ghép, phổ biến, quán triệt sâu rộng về tầm quan trọng và mục tiêu, ý nghĩa của công tác CCHC thông qua các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các hội nghị, hội thảo chuyên môn và đặc biệt là các hội nghị giao ban của Bộ..., đã tạo chuyển biến rõ rệt từ tư tưởng đến hành động của toàn bộ hệ thống Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động của Bộ Công Thương, góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự cố gắng nỗ lực của Thủ trưởng, tập thể cán bộ, công chức thuộc Bộ, giai đoạn 2016-2019 công tác CCHC của Bộ Công Thương đã có sự chuyển biến tích cực, vị trí xếp hạng Chỉ số CCHC (Parindex) của Bộ liên tục có những bước tiến vượt bậc: năm 2016, đứng thứ 12/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (tăng 6 bậc so với năm 2015); năm 2017, đứng thứ 5/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (tăng 7 bậc so với năm 2016, tăng 13 bậc so với năm 2015); năm 2018 tiếp tục giữ vị trí thứ 5/18 Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Các Chương trình, Kế hoạch công tác nói chung và về CCHC nói riêng của Bộ được hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ; nhiều TTHC, điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết đã được xem xét bãi bỏ hoặc đơn giản hóa tối đa; công tác chỉ đạo điều hành, cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính của Bộ Công Thương luôn nằm trong top đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Về cải cách thể chế, trong đó có công tác rà soá và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trong giai đoạn 2005-2015, Bộ Công Thương và các Bộ tiền nhiệm đã chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 753 văn bản quy phạm pháp luật, đạt trung bình 75 văn bản/năm. Trong giai đoạn 2015 – 6/2019, Bộ đã chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền hơn 187 văn bản quy phạm pháp luật ban hành.

Trong đó có nhiều văn bản quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, điển hình như các thể chế, pháp luật về kinh tế (Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Bảo về người tiêu dùng, Pháp lệnh Quản lý thị trường...), về hội nhập quốc tế (tham gia ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế ở cấp Bộ, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với Nhật Bản (2009), với Chilê (2011), với Liên minh Kinh tế Á - Âu (2015), với Hàn Quốc (2015), với các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP (2018), với Liên minh Châu Âu (2019)...

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 2

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Cắt giảm 880/1216 điều kiện kinh doanh

Về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong công tác xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành.

Giai đoạn 2011 – 2015, Bộ đã hoàn thành cắt giảm, đơn giản hóa đối với 192 TTHC; giai đoạn 2015 đến nay, đã cắt giảm đơn giản hóa 514 TTHC (đặc biệt là trên các lĩnh vực điện lực, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước, hóa chất); cắt giảm 880/1216 điều kiện kinh doanh.

Đồng thời cắt giảm danh mục các sản phẩm, hàng hóa là đối tượng kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương 1051 mã HS/1891 mã HS đạt tỷ lệ hơn 56%, góp phần giảm số tờ khai phải kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng năm 2019 chỉ chiếm 3% tổng số tờ khai nhập khẩu.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, trong giai đoạn 2016-2019, số đơn vị đầu mối thuộc Bộ giảm từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị; số lượng phòng giảm từ 197 phòng xuống còn 123 phòng (giảm 74 phòng). Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được nâng cao.

Trong đó, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã sắp xếp giảm được 235 Đội QLTT cấp huyện; và theo lộ trình đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành việc sắp xếp giảm 305 Đội QLTT cấp huyện theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất 38 Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh để giảm 19 Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, từ thời điểm 30 tháng 4 năm 2015 đến thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương đã thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP đối với 959 công chức, viên chức và người lao động.

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 3

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh báo cáo tại Hội nghị.

Đi đầu trong xây dựng Chính phủ điện tử

Trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Công Thương đã ban hành rất nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và Chính phủ điện tử (CPĐT) nhằm đẩy mạnh việc triển khai CPĐT tại Bộ, qua đó nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong công tác nghiệp vụ, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ Công Thương, gắn chặt với nghiệp vụ, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Trong đó điểm nổi bật là công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Theo thống kê, đến thời điểm này, tất cả 295/295 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai áp dụng DVCTT mức độ 2 trở lên; trong đó có 206 DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. Tất cả các DVCTT này đang được triển khai tại Cổng DVCTT của Bộ Công Thương.

Đến nay, đã có hơn 33,000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ. Điển hình là năm 2019, năm có nhiều hồ sơ nhất, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 1,540,792 bộ hồ sơ điện tử qua các DVCTT mức độ 3, 4 (trong đó số lượng hồ sơ trực tuyến được gửi qua các DVVTT mức độ 3 là 1,314,217, hồ sơ được gửi qua DVCTT mức độ 4 là 225,465), tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bộ Công Thương hiện đã kết nối 11 DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong 06 tháng đầu năm 2020 là 97,225 hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công với đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 8 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar.

Trong 06 tháng đầu năm 2020, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 69,625 hồ sơ 8 nước. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đối với việc kết nối Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương với Cổng dịch vụ công quốc gia, từ khi khai trương đến cuối tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 129 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng DVCQG. Từ khi khai trương Cổng DVCQG đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 440,920 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVCQG. Với kết quả đạt được Bộ Công Thương đã được VPCP ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng DVCQG (cả về số lượng DVCTT và số lượng hồ sơ điện tử)…

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong công tác CCHC vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần khắc phục như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa đạt kế hoạch đề ra; Việc quản lý lĩnh vực tổ chức nhà nước, tổ chức bộ máy hành chính vẫn có chỗ còn cồng kềnh; một số nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị chưa được phân định rõ…Bên cạnh đó là những khó khăn về công tác báo cáo về CCHC; nguồn kinh phí cho CCHC vẫn còn hạn chế; nhân sự chuyên môn cho CCHC còn mỏng.

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 4

Toàn cảnh Hội nghị.

Tiếp tục đổi mới cải cách

Trong giai đoan 2021-2030, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Trưởng Ban Cải cách Hành chính của Chính phủ để triển khai các kế hoạch, chương trình CCHC toàn diện ở tất cả các lĩnh vực như: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Tài chính công; Hiện đại hóa hành chính.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương kiến nghị với Chính phủ về nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định, chế độ, chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế để đẩy mạnh CCHC trong thời gian tới: Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác CCHC, tạo điều kiện thu hút cán bộ có năng lực, cũng như kịp thời động viên cán bộ chuyên trách làm công tác cải cách hành chính, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn tới: Bộ Công Thương đề xuất Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn thống nhất về tổ chức, bộ máy chuyên trách làm công tác CCHC tại các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách thu hút người có tài, tâm huyết vào công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và trực tiếp tham gia công tác CCHC nói riêng để đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả công tác này thời gian tới.

Đề nghị Bộ Nội vụ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cũng như hỗ trợ các Bộ, ngành trong công tác đào tạo, tập huấn về CCHC cho đội ngũ cán bộ, công chức về CCHC của các Bộ, ngành; tham mưu Chính phủ phát động các phong trào thi đua khen thưởng để cổ vũ, động viên kịp thời đối với các Bộ, ngành, cá nhân có đóng góp, sáng kiến trong công tác CCHC ở các cấp.

Bên cạnh việc tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến tại các Bộ, ngành, Ban Tuyên giáo Trung ương, Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền và có giải pháp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia, đảm bảo hiệu quả cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành liên quan.

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 5

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình thăm bộ phận cấp C/C của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao các kết quả và thành tích của Bộ, ngành Công Thương, tinh thần nỗ lực công tác, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ Cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ, ngành Công Thương. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương.

Phó Thủ tướng cũng mong rằng Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xây dựng nền hành chính thống nhất, trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Hội nghị, đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số Tổng cục, Cục, vụ chức năng của Bộ Công Thương đã đóng góp ý kiến, tham luận về công tác CCHC của Bộ Công Thương trong giai đoạn 2011 – 2020 cũng như giai đoạn sắp tới.

Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu trong cải cách thủ tục hành chính ảnh 6

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nghiêm túc tiếp thu, lĩnh hội đầy đủ, toàn diện các nội dung, ý kiến chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và ý kiến phát biểu tham luận của đồng chí lãnh đạo các Bộ tham dự Hội nghị để bổ sung vào các chương trình, kế hoạch công tác cải cách hành chính của Bộ trong giai đoạn sắp tới nhằm đạt được những thành tích cao hơn, đóng góp xứng đáng hơn nữa vào sự phát triển chung trong công tác cải cách hành chính của ngành Công Thương.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan, cũng như cơ quan thông tấn báo chí trong công tác quản lý điều hành nói chung, công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương nói riêng trong giai đoạn sắp tới.

Trong khuôn khổ Hội nghị, nhiều đơn vị, cá nhân của Bộ Công Thương có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC giai đoạn 2011-2020 đã vinh dự nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.