Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc đảm bảo công bằng khi giảm điểm ưu tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng việc cộng điểm ưu tiên khu vực ở mức điểm đồng đều như nhau là có sự bình đẳng chứ không đảm bảo được sự công bằng với các thí sinh ở khu vực không được cộng điểm.
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc đảm bảo công bằng khi giảm điểm ưu tiên

Trước những ý kiến về việc điều chỉnh chế độ điểm ưu tiên khu vực theo hướng giảm tuyến tính với những thí sinh có mức điểm từ 22,5 điểm trở lên là chưa công bằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng phản hồi về vấn đề này.

Bình đẳng, nhưng chưa công bằng?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, việc cộng điểm ưu tiên khu vực ở mức điểm đồng đều như nhau là có sự bình đẳng chứ không đảm bảo được sự công bằng.

“Công bằng ở đây cần được hiểu là sự công bằng trong cạnh tranh vào các ngành, vào các trường ở mức tương đương nhau. Một thí sinh ở khu vực 1 đạt được 23 điểm thì không cạnh tranh với thí sinh cũng ở khu vực 1 đó mà đạt 22 điểm. Như vậy, việc em đạt 23 điểm được cộng ít điểm ưu tiên hơn nhất định không thể thua thiệt hơn em đạt 22 điểm. Nhưng, thí sinh đạt 23 điểm này đang cạnh tranh với các thí sinh ở khu vực khác để vào được ngành và trường tương ứng với mức điểm cao này,” Bộ Giáo dục và Đào tạo phân tích.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng. Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ, không thể nói gia đình ít khó khăn hơn thiệt thòi hơn.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (KV3), nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Trong khi đó kết quả phân tích quá trình học tập của hai nhóm thí sinh này trong trường đại học là nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Điều này cho thấy sự không công bằng giữa hai nhóm đối tượng thí sinh trên. Các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo. Khẳng định việc áp dụng chính sách ưu tiên là cần thiết nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế nhưng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế. Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu.

Vì sao chọn mốc 22,5 điểm?

Với các phân tích trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, để khắc phục sự bất hợp lý, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Bộ đã điều chỉnh mức điểm cộng ưu tiên theo hướng quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm (tổng điểm ba môn theo tổ hợp xét tuyển của các trường đại học) trở lên được giảm tuyến tính.

Giải thích về việc quy định mốc điểm bắt đầu giảm điểm ưu tiên là từ 22,5 điểm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua cho thấy điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (tổ hợp ba môn, tương đương với 7,5 điểm/môn).

Cụ thể, điểm ưu tiên được tính theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi dưới 22,5 điểm thì điểm cộng ưu tiên không thay đổi. Đối với các em đạt từ 22,5 điểm trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều. Khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng với công thức xác định trong quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Trước một số ý kiến đề xuất về việc bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành. Vì vậy, việc thực hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn hệ thống và cần cần được quy định trong quy chế tuyển sinh.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.