Bộ GD-ĐT trình phương án không thi THPT quốc gia

Ngày 14/4, Bộ GD&ĐT trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của Thủ tướng trước đó. Hai kịch bản thi được Bộ đưa ra, trong đó có cả tình huống không tổ chức kỳ thi này.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Học sinh yên tâm học, ôn thi

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết: trong tính toán của Bộ, nếu học sinh (HS) có thể đi học trước ngày 15/6 thì vẫn có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào giữa tháng 8/2020. Vì sau khi kết thúc năm học, ngày 15/7, HS cuối cấp còn gần 1 tháng để ôn tập trước khi thi, như thời gian HS được ôn năm 2019. “Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có thi THPT quốc gia, là điều cần thiết để duy trì động lực học tập của HS”, ông Độ thông tin.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ, nếu thi, phương thức cơ bản như năm 2019, nhưng xem xét giảm số môn thi phù hợp. Hiện nay, chương trình học kỳ 2 của lớp 12 đã được tinh giản. Nội dung phần tinh giản sẽ không có trong đề thi. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh. Bộ cũng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu đối với HS. Ông Độ phân tích thêm: học kỳ 2 có 18 tuần, HS đã học được 2 tuần trước Tết;  sau khi tinh giản, chương trình có thể hoàn thành trong khoảng 10 tuần đến khi kết thúc năm học, trước 15/7.

Trong hơn hai tuần từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và dạy qua truyền hình của Bộ (từ 25/3 đến nay), các cơ sở giáo dục đều dạy - học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 là mốc thời gian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi làm sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi HS quay lại trường (muộn nhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.

Nhưng ông Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định vì lý do bất khả kháng, Bộ cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn  chỉ ra rằng tính toán của Bộ phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để “áp” cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15/6 trở lại trường thì quá gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho HS theo đúng quy định hiện hành.

Thi chung hay thi riêng?

Tính đến hôm qua, có thêm trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố phương án tuyển sinh riêng nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 không được tổ chức. PGS.TS Bùi Quốc Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 diễn ra như dự kiến thì nhà trường vẫn giữ nguyên phương án tuyển sinh như công bố.

Trong trường hợp, Bộ GD&ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020, nhà trường dự kiến tổ chức thi riêng và sẵn sàng kết hợp với các trường ĐH khác để lập nhóm thi chung nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế. Phù hợp với tình hình theo PGS. Bùi Đức Triệu là thi theo những gì mà từ trước đến nay thí sinh đã được học và chuẩn bị.

Ông Triệu cho hay, hình thức và nội dung của kỳ thi riêng này cũng sẽ tương tự như kỳ thi THPT quốc gia hiện nay bởi nhà trường đã có kinh nghiệm tổ chức thi trong kỳ thi “3 chung” trước đây. Nhưng đề thi sẽ được rút gọn hơn. Mục đích tổ chức kỳ thi này nhằm đảm bảo chất lượng và không gây xáo trộn cho HS. Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ sẵn sàng đứng ra lập nhóm với các trường đại học để cùng tổ chức thi. Về môn thi, nhà trường tổ chức thi theo các môn tổ hợp mà nhà trường xét tuyển là  8/9 môn của kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, môn duy nhất không tổ chức thi là môn Giáo dục công dân.

Lý giải vì sao không xét học bạ, PGS. Bùi Đức Triệu cho rằng hình thức này không công bằng với tất cả các thí sinh và thậm chí không xét được. Các trường top đầu xét học bạ vỡ trận ngay lập tức vì không có sự khác nhau giữa các thí sinh. Nên phương án này không khả thi. Thực tế, nếu không thi THPT quốc gia, các trường ĐH vẫn chủ động được phương án tuyển sinh. Theo tính toán của PGS.TS Bùi Đức Triệu thì hiện đã có khoảng 2/3 số trường ĐH xét tuyển bằng học bạ. Những trường còn lại là những trường ĐH lớn nên các phương án tuyển sinh đều được tính toán, chủ động.

GS.TS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, ĐH quốc gia Hà Nội cho rằng năm nay, dịch bệnh là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến việc học tập và tuyển sinh. Một số nước đã đóng cửa trường học, nhiều nước cho HS, sinh viên nghỉ học, nhưng chưa có trường nào tuyên bố thay đổi phương thức tuyển sinh. Điều đó có nghĩa là họ chấp nhận “chậm dần đều”, năm học có thể lùi lại, và tuyển sinh cũng có thể lùi lại.

“Tại sao Việt Nam không đi theo trào lưu đó? Chất lượng phải là tiêu chí hàng đầu. Về nguyên tắc, việc giảng dạy trực tuyến là giải pháp tình thế và thậm chí năm học có thể kéo dài và dạy bù, nhưng không có nghĩa chúng ta đánh đổi về mặt chất lượng”, GS. Nguyễn Đình Đức băn khoăn.

Theo GS, Nguyễn Đình Đức, năm nay, phương án lý tưởng là hy vọng bệnh dịch sớm kết thúc và  vẫn kịp tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia như kỳ vọng. Hoặc là, đành phải chấp nhận giải pháp tình thế, xét học bạ như là sơ tuyển, có thể tuyển thẳng với các em HS giỏi các trường chuyên, đoạt giải quốc gia, quốc tế, sau đó các trường cần chủ động có phương án tổ chức các kỳ thi tuyển. Tuy nhiên đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với từng ngành, trường. Các trường nhỏ, chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng có thể lấy điểm thi đầu vào của các trường này làm căn cứ xét tuyển. 
Theo Tiền Phong
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).