Bộ GD&ĐT nói gì về chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên người nước ngoài?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Cục Quản lý chất lượng đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội xem xét và có thể chấp nhận các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận để xem xét cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là người nước ngoài.

Trao đổi với Zing, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), đã ký văn bản trả lời Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị hướng dẫn về các chứng chỉ làm điều kiện cấp phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm dạy ngoại ngữ.

Đồng thời Bộ GD&ĐT cũng nhận được văn bản của Công ty TNHH British Council (Việt Nam), Công ty TNHH ILA Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax. Những công ty này phản ánh về việc giáo là người nước ngoài giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ có kết quả điểm thi tiếng Anh (IELTS), chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế (TESOL, TEFL, CELTA) nhưng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội không chấp nhận để cấp phép lao động.

Bộ GD&ĐT nói gì về chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên người nước ngoài? ảnh 1

Ảnh minh họa

Báo Tiền phong đưa tin, hiện nay, chưa có quy định về việc quy đổi tương đương giữa chứng chỉ ngoại ngữ do tổ chức nước ngoài cấp với chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tuy nhiên, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và một số trình độ tiếng Anh của các nước. Mức độ tương thích giữa CEFR và Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam như sau: Cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung CEFR lần lượt tương thích với Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6.

Vì vậy, nếu điểm của bài thi IELTS được công nhận tham chiếu tương đương với khung CEFR thì có thể quy đổi tương đương sang Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Cục quản lý chất lượng cũng khẳng đinh, hiện nay tại Việt Nam chưa có đơn vị nào được cho phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài và cũng chưa có quy định về việc công nhận chứng chỉ giảng dạy Tiếng Anh do tổ chức nước ngoài cấp.

Trên thế giới có một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận và sử dụng khá phổ biến như chứng chỉ TESOL được kiểm định bởi tổ chức ALAP, chứng chỉ TEFL của Gatehouse awards và chứng chỉ CELTA của Cambridge Assessment English được kiểm định bởi Văn phòng quản lý quy chế thi và trình độ Vương Quốc Anh.

Vì vậy, Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đề nghị Sở Lao động- Thương binh- Xã hội xem xét và có thể chấp nhận chứng chỉ TESOL, TEFL, CELTA là điều kiện để cấp giấy phép lao động đối với giáo viên nước ngoài.

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.