Bộ GD&ĐT ra thông báo khẩn về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD chủ động tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp cùng Sở Nội vụ xây dựng phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (TCCDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy phù hợp.

Theo thông tin đăng tải trên báo Vietnamnet, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản đề nghị các sở GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND tỉnh để phối hợp với Sở Nội vụ và UBND huyện/thành phố xây dựng phương án triển khai thực hiện mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ.

Đồng thời, sở chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tăng cường truyền thông, phổ biến, tập huấn để các đơn vị, cá nhân có liên quan nắm vững và thực hiện đúng quy định về TCCDNN giáo viên; triển khai hướng dẫn thực hiện các nội dung trong phương án bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) và xếp lương để giáo viên yên tâm, không tạo ra tâm lý lo lắng khi chưa được bổ nhiệm và xếp lương theo quy định mới; giải đáp kịp thời các thắc mắc của giáo viên (nếu có).

Các sở phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp số lượng giáo viên cần phải bổ sung các tiêu chuẩn còn thiếu của hạng CDNN tương ứng (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN); hướng dẫn và đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu (nên ưu tiên bố trí những giáo viên còn ít năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tham gia trước).

Bộ GD&ĐT ra thông báo khẩn về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên ảnh 1
Bộ GD&ĐT ra thông báo khẩn về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên ảnh 2
Bộ GD&ĐT ra thông báo khẩn về việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên ảnh 3

Bộ GD&ĐT lưu ý, việc bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của TCCDNN ở từng hạng.

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với nhiều đối tượng. Thứ nhất, giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư số 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới. Thứ hai, giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành. Những trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên hạng III theo quy định.

Chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN có giá trị thay thế trong trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thay đổi CDNN ở cùng hạng (giáo viên ở cấp học này chuyển sang cấp học khác cùng hạng CDNN).

Theo quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04, chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên mầm non hạng II, hạng III, giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng III quy định tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23 được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN hạng tương ứng quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04.

Do đó, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này, đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.

Ví dụ, giáo viên trung học cơ sở hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN hạng II nhưng đã có chứng chỉ bồi dưỡng TCCDNN hạng I, thì phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN hạng II để bảo đảm đủ điều kiện theo quy định; còn chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN hạng I giáo viên đã có sẽ được sử dụng để đăng kí dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, các sở GD&ĐT báo cáo về Bộ phương án triển khai thực hiện mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập trước ngày 30/6 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12.

Như Dân Trí đã đưa tin, trước đó, ngày 2/2/2021, Bộ đã ban hành các Thông tư quy định mã số, TCCDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Việc ban hành các Thông tư nêu trên nhằm triển khai thực hiện Luật Viên chức và cập nhật các yêu cầu mới của Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

Nhiều giáo viên lo lắng, có phải tất cả giáo viên có nhu cầu thăng hạng cũng như giáo viên không có nhu cầu thăng hạng đều phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không?

Bộ GD&ĐT cho rằng, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, không riêng gì ngành giáo dục.

Đơn vị này cũng trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ về việc chưa yêu cầu bắt buộc đội ngũ giáo viên phải có đủ tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp), để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên khi chuyển xếp lương từ các ngạch giáo viên hiện giữ sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.