Bộ GD&ĐT vận động quyên góp, ủng hộ chương trình 'Máy tính cho em'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 10/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ chương trình “Máy tính cho em”.
Bộ GD&ĐT vận động quyên góp, ủng hộ chương trình 'Máy tính cho em'

Theo đó, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng rất nặng nề tới đời sống kinh tế - xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố.

Ngành Giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Hàng triệu học sinh không thể tới lớp, tới trường. Việc chuyển sang dạy và học trực tuyến là cần thiết và không thể tránh khỏi.

Do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, không đủ điều kiện, khả năng để trang bị thiết bị học tập trực tuyến thiết yếu như: Máy tính, máy tính bảng, tivi,... dẫn đến hàng triệu học sinh không có cơ hội được học tập khi ngành Giáo dục chuyển trạng thái hoạt động trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Bộ GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến; trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Công đoàn ngành; Giám đốc, Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là một ngày thu nhập.

Bộ GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị thủ trưởng các đơn vị tận tâm, kịp thời tuyên truyền, vận động, kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động thể hiện trách nhiệm với ngành để tích cực tham gia ủng hộ “Máy tính cho em”; thể hiện truyền thống tốt đẹp “Tương thân tương ái” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”, quyết tâm không để một học sinh nào bị mất cơ hội học tập vì đại dịch.

Ban vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các địa phương trong cả nước.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.