Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi về sử dụng sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cử tri tỉnh An Giang đã có kiến nghị gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, hiện nay, từng trường học được chọn sách giáo khoa đã gây bất cập, trở ngại cho học sinh và phụ huynh, vì tìm mua sách giáo khoa gặp không ít khó khăn hoặc khi chuyển trường phải mua sách mới theo trường đã đến. Vì vậy, cử tri An Giang đề nghị Bộ tiếp tục nghiên cứu có sự thống nhất và giải pháp tích cực hơn để học sinh yên tâm học tập.

Trả lời về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: "Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học".

Luật Giáo dục 2019 quy định: "Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung, hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội".

Như vậy, vai trò của sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới đã khác so với sách giáo khoa hiện hành. Các sách giáo khoa khác nhau được biên soạn với ngữ liệu, hình ảnh, cấu trúc khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là cụ thể hóa chương trình, nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với từng nội dung giáo dục được quy định trong chương trình.

Sách giáo khoa được ban hành đưa vào sử dụng đều phải được biên soạn, thẩm định theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017, Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục phổ thông là căn cứ pháp lý để sử dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc; tại mỗi tỉnh, thành phố sẽ sử dụng ổn định sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn. Học sinh thuộc tỉnh, thành phố nào, sẽ sử dụng sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó ban hành. Chỉ có rất ít học sinh do chuyển từ địa phương này sang địa phương khác có thể phải mua sách giáo khoa khác cho phù hợp khi đến địa phương mới.

Về việc gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy - học do thiếu sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ: Để chuẩn bị triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới theo lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa kịp thời cho các địa phương lựa chọn và sử dụng. Mặc dù vẫn kịp thời để địa phương lựa chọn, các nhà xuất bản tổ chức xuất bản, phát hành nhưng do sách giáo khoa được biên soạn bằng hình thức xã hội hóa, làm cuốn chiếu nên việc biên soạn của các tổ chức, cá nhân còn chậm. Việc thẩm định bị chậm so với kế hoạch vì dịch COVID-19 (không họp được Hội đồng thẩm định theo đúng kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra). Bộ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, các nhà xuất bản phát hành sách giáo khoa.

Đối với sách giáo khoa của lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương chủ động phối hợp với các nhà xuất bản để nắm bắt nhu cầu số lượng mỗi đầu sách giáo khoa, lên phương án in ấn, phát hành, cung ứng sách giáo khoa đảm bảo phục vụ dạy - học trước thềm năm học mới. Việc cung ứng phát hành sách giáo khoa đã được tổ chức bài bản, khoa học, trách nhiệm, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm, thiếu sách giáo khoa, đảm bảo cho học sinh, nhà trường có đủ sách giáo khoa trước khi khai giảng năm học mới.

Đối với sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 để tổ chức dạy học từ năm học 2023 - 2024, hiện nay, Bộ đã phê duyệt để các địa phương lựa chọn. Như vậy, đối với lớp 4, 8, 11, sách giáo khoa đã được phê duyệt sớm hơn 1 tháng so với lớp 3, 7, 10 của năm học trước. Để bảo đảm cung cấp đầy đủ sách giáo khoa của những lớp tiếp theo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo các nhà xuất bản căn cứ vào số lượng đăng ký của các địa phương tổ chức in và phát hành đủ theo nhu cầu cụ thể của địa phương.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.