Brexit đang khiến nước Anh thiệt hại 1 tỷ USD mỗi tuần

(Ngày Nay) - Brexit đang rơi vào tình trạng bị trì hoãn và thậm chí có thể bị hủy bỏ, thái độ thiếu dứt khoát của các nhà lập pháp Vương quốc Anh đang khiến cho nền kinh tế của nước này nhận thiệt hại nghiêm trọng.
Brexit đang khiến nước Anh thiệt hại 1 tỷ USD mỗi tuần

Cuộc bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 6 năm 2016 đã khiến đồng bảng Anh suy yếu nghiêm trọng và viễn cảnh về một Brexit không chắc chắn đã làm giảm hoạt động kinh tế và gây ra sự sụt giảm trong đầu tư.

Quy mô nền kinh tế nước Anh đã giảm hơn 2% so với trước đây, theo Ngân hàng Anh. Ước tính sản lượng kinh tế của Vương quốc Anh chịu thiệt hại 800 triệu bảng (1 tỷ USD) vào mỗi tuần, tương đương 4,7 triệu bảng (6 triệu USD) mỗi giờ.

Hậu quả kinh tế thì đã chồng chất, trong khi chưa có thay đổi cấu trúc nào đối với mối quan hệ thương mại của Anh với các quốc gia EU hoặc phần còn lại của thế giới.

Nước Anh đã tiếp tục bán hàng hóa và dịch vụ cho Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của mình, trong khi các chính trị gia đang tranh cãi về thỏa thuận "ly hôn". Khi là thành viên của EU, các công ty của Anh có thể dễ dàng thuê nhân công EU và duy trì chuỗi cung ứng xuyên biên giới.

Tuy nhiên, do không có sự rõ ràng về các điều khoản thương mại của Anh trong tương lai gần 3 năm qua, các công ty trong nước đang gặp khó trong việc hoạch định chiến lược tương lai. Các khoản đầu tư đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ và thay vào đó, nhiều doanh nghiệp đã đổ hàng triệu USD để chuẩn bị cho một kịch bản Brexit "không thỏa thuận".

Những tranh cãi không hồi kết từ giới thượng tầng Anh đang khiến kết cục nước này rời khỏi EU mà không có một điều kiện đảm bảo cho nền thương mại gần hơn bao giờ hết. Ngân hàng Anh cảnh báo rằng sự sụp đổ từ kịch bản "Brexit cứng" sẽ tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Sự suy giảm lớn của Brexit

Vương quốc Anh là nền kinh tế trong nhóm G7 phát triển nhanh nhất khi các cử tri đi bỏ phiếu cho  Brexit vào năm 2016. Hành động khẩn cấp của Ngân hàng Anh đã giúp nền kinh tế Anh tránh khỏi suy thoái mà trước đó một số người dự đoán sẽ xảy ra sau cuộc bỏ phiếu ủng hộ Brexit, ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức rất thấp.

Nhưng đất nước này vẫn rơi xuống cuối bảng xếp hạng G7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đã giảm từ 2% xuống 1% như hiện nay.

Việc đầu tư của các công ty Anh bị đình trệ sau cuộc trưng cầu dân ý và sau đó giảm 3,7% trong năm 2018. Trong khi đó, phần còn lại của G7 đã chứng kiến các hoạt động đầu tư kinh doanh tăng khoảng 6% mỗi năm kể từ năm 2016.

Và chỉ số niềm tin kinh doanh ở Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ.

"Tôi tin rằng lý do cho sự kém hiệu quả này so với phần còn lại của thế giới là do sự không chắc chắn xung quanh triển vọng của Brexit", ông Gertjan Vlieghe - thành viên của Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh, cho biết trong một bài phát biểu vào tháng trước.

Các hộ gia đình Anh hiện cũng đã cảm thấy đau đầu trước tình trạng này. Đồng bảng Anh giảm 15% so với đồng USD sau cuộc bỏ phiếu năm 2016, đẩy giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao hơn. Điều này đã thúc đẩy lạm phát và góp phần làm giảm giá trị tiền lương của người lao động Anh.

Các doanh nghiệp bị tổn thương

Các nhà điều hành hiện đang phải tự chuẩn bị cho doanh nghiệp một tương lai không chắc chắn do Brexit.

"Rõ ràng là sự bất động của giới chính trị đã gây ra hậu quả kinh tế, với nhiều công ty đã ngừng các quyết định đầu tư và tuyển dụng do sự tình trạng không chắc chắn đang diễn ra", ông Adam Marshall -Tổng giám đốc Phòng Thương mại Anh, cho biết.

Nhiều ngân hàng đã thành lập văn phòng mới ở Đức, Pháp, Ireland và các nước EU khác để bảo vệ doanh nghiệp của họ sau Brexit. Các công ty dịch vụ tài chính cũng phải chuyển lượng tài sản đáng kể đến đó để đáp ứng các cơ quan quản lý của EU. Khối tài sản trị giá ít nhất 1 nghìn tỷ bảng (1,3 nghìn tỷ USD) đang rời khỏi đất nước, theo tư vấn của công ty kiểm toán EY.

Các hãng công nghệ nhu Sony và Panasonic đều đang chuyển trụ sở tại châu Âu sang Hà Lan.

Các công ty sản xuất, vốn cần chuỗi cung ứng của họ hoạt động trơn tru, cũng đã có những thay đổi. Nissan đã loại bỏ các kế hoạch xây dựng một mô hình mới tại Vương quốc Anh, với lý do không chắc chắn về Brexit. Tập đoàn kỹ thuật Đức Schaeffler đang đóng cửa 2 trong số 3 nhà máy của hãng tại Anh vì lý do tương tự.

McDonald và KFC đã cảnh báo rằng việc ra ra khỏi Liên minh châu Âu sẽ làm gián đoạn nguồn cung của các công ty này. hãng sản xuất máy bay Airbus cũng nói rằng họ sẽ buộc phải chuyển hướng đầu tư trong tương lai ra khỏi Vương quốc Anh.

Rủi ro lớn nhất

Kịch bản nguy hiểm nhất - một Brexit hỗn loạn - vẫn có thể xảy ra.

Các nhà lãnh đạo EU hôm thứ Năm đã cho phép Vương quốc Anh trì hoãn thời hạn rút khỏi tổ chức này trong một thời gian ngắn.

Các quan chức hàng đầu tại Liên đoàn Công nghiệp Anh và Đại hội Liên minh Thương mại cho biết hôm thứ Năm rằng nước Anh phải đối mặt với "tình trạng khẩn cấp quốc gia" nếu các chính trị gia không đồng thuận với bản kế hoạch Brexit của Thủ tướng May.

"Các công ty và cộng đồng trên khắp Vương quốc Anh chưa sẵn sàng cho kết quả này. Cú sốc đối với nền kinh tế của chúng ta sẽ được các thế hệ sau cảm nhận", họ viết trong một lá thư gửi đến Thủ tướng Theresa May.

Theo CNN
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.