Brexit: Thỏa thuận của Theresa May có thể khiến Vương quốc Anh thâm hụt £100 tỷ mỗi năm

(Ngày Nay) -  Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn sẽ yêu cầu các thành viên Nghị viện ủng hộ kế hoạch của mình do “không còn thỏa thuận nào khác tốt hơn”.
Brexit: Thỏa thuận của Theresa May có thể khiến Vương quốc Anh thâm hụt £100 tỷ mỗi năm

Theo như những phân tích về các điều khoản Brexit, thì kế hoạch của Thủ tướng Theresa May có thể khiến thu nhập trung bình của một công dân Anh giảm hơn £1,000 mỗi năm trong suốt thập kỷ đầu tiên kể từ khi Anh chính thức tách khỏi EU.

Mặc dù các nhà lãnh đạo Châu Âu đã tán thành thỏa thuận của bà May; song nghiên cứu mới nhất cho thấy, bản kế hoạch trên có thể sẽ khiến nền kinh tế nước Anh bị thâm hụt £100 tỷ mỗi năm vào khoảng 2030, tương đương với trung bình  £1,090 mỗi người.

Báo cáo của Viện Kinh tế và Nghiên cứu Xã hội Quốc gia (NIESR), được đề xuất từ chiến dịch ‘Trưng cầu dân ý (chiến dịch bỏ phiếu công khai của người dân Anh về Brexit), cũng cảnh báo rằng chính phủ có thể sẽ phải chịu hệ quả gây ảnh hưởng tới 41% giao thương với EU và 21% suy giảm đầu tư nước ngoài trực tiếp.

Báo cáo cho biết: “Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, nếu như thỏa thuận Brexit của chính phủ được tán thành và thực thi để Anh Quốc rời Liên minh EU và thị trường đơn lẻ vào năm 2021, thì tới năm 2030, GDP của nước ta sẽ thấp hơn 4% so với mức vốn dĩ của nó trong trường hợp nước Anh vẫn ở lại EU.”

“Điều này phần lớn là bởi nước Anh sẽ còn gặp những trở ngại lớn hơn trong thương mại dịch vụ, khiến việc bán những dịch vụ từ Anh ít hấp dẫn hơn. Ngoài ra, nó còn khiến đầu tư ở Anh suy giảm, đồng nghĩa với việc công nhân Anh sẽ làm việc kém hiệu quả hơn so với viễn cảnh Anh chịu ở lại Liên minh.”

Brexit: Thỏa thuận của Theresa May có thể khiến Vương quốc Anh thâm hụt £100 tỷ mỗi năm ảnh 1

Nước Anh sắp phải đối mặt với một tương lai tăm tối chưa lối thoát.

Bên cạnh đó, bà May đã thuật lại một cuối tuần đầy biến động của mình trước nghị viện tại Brussels (Bỉ), nơi mà EU đã ký bản dự thảo của bà sau 18 tháng đàm phán cam go.

Bà cũng sẽ thông báo tới Hạ viện và kêu gọi các thành viên Nội các ủng hộ kế hoạch của bà bởi vì “hiện tại không còn cách nào tốt hơn”, thông tin được đưa ra bởi các quan chức cấp cao EU.

Việc EU ký kết bản thỏa thuận sẽ mở ra một cuộc họp với Hạ viện về vấn đề này – điều mà các quan chức ở Brussels đã được thông báo rằng dự kiến sẽ diễn ra vào mùng 10 hoặc 11/12.

Các chuyên gia của NIESR đã và đang rà soát thỏa thuận rút lui của bà May kể từ khi nó được công bố 10 ngày trước, so sánh những tác động kinh tế với việc ở lại EU bằng nhiều viễn cảnh khác nhau.

Bên cạnh bản dự thảo Brexit của Thủ tướng Theresa May, NIESR cũng đã cân nhắc cả kế sách “không thỏa thuận” của những người ủng hộ Brexit; bởi theo họ, “thà không thỏa thuận còn hơn là thỏa thuận tồi”. Phương án này có thể sẽ khiến GDP giảm 5.5%, tương đương £140 tỷ mỗi năm.

Trường hợp Anh Quốc vẫn ở lại Liên minh sau giai đoạn chuyển tiếp, thì GDP nước Anh vẫn sẽ bị lung lay 2.8% mỗi năm, tương đương với £70 tỷ.

Brexit: Thỏa thuận của Theresa May có thể khiến Vương quốc Anh thâm hụt £100 tỷ mỗi năm ảnh 2

"Brexit: Có đáng không?"

Bản báo cáo đầy đủ sẽ được tiết lộ vào ngày thứ Hai, trong cuộc gặp mặt giữa thành viên cách Đảng, bao gồm: lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do, ngài Vince Cable; thành viên Đảng Bảo thủ, Anna Soubry; và thành viên Công Đảng Anh, Pat McFadden.

Ngài Vince, xuất thân là một cựu cán bộ kinh tế, phát biểu: “Việc này khác xa so với những gì hội ủng hộ Brexit đã hứa hẹn vào 2 năm trước; và sẽ còn khiến hàng thập kỷ sau bất an cho nền kinh tế lẫn đầu tư. Đó chỉ là một lời hứa nay mai từ một chính phủ mà gần đây chả có gì ngoài hỗn loạn.”

Ông nói thêm: “Chưa hết, những lời tiên đoán ảm đạm trong bài báo cáo này mới chỉ là đánh giá thấp những tổn thất kinh tế nặng nề mà chúng ta sắp phải gánh chịu trong tương lai nếu bản dự thảo tiếp diễn. Vì nó còn chưa cả đề cập đến sự mất tự tin thương mại, hoặc tác động của những nhà đầu tư không còn xem Anh Quốc như một ngưỡng cửa để tiến vào EU.”

Mối lo ngại của ngài Vince cũng được phản ánh lại bởi ông McFadden, bộ trưởng thương mại dưới trướng ông Gordon Brown, khi ông nhận định rằng “bản thỏa thuận tồi tệ” này của chính phủ dành cho Brexit đúng là một lựa chọn sai lầm.

“Báo cáo đã cho thấy thực tế của dự thảo này sẽ còn khiến nước Anh nghèo hơn gấp bội so với những gì chúng ta bị gò bó ngay từ đầu thời còn ở lại EU.” Ông McFadden nói.

“Lựa chọn tiên quyết bây giờ nên thuộc về chính người dân Anh Quốc. Nếu như bà Thủ tướng không thông qua Nghị viện được những điều đúng đắn, thì bà nên quay về mà phát biểu trước công chúng. Nhưng lần này, hãy công bố những hệ quả thật sự của Brexit so với việc ở lại EU.”

Brexit: Thỏa thuận của Theresa May có thể khiến Vương quốc Anh thâm hụt £100 tỷ mỗi năm ảnh 3

Theresa May không chỉ chịu sức ép từ truyền thông, mà còn từ các Đảng chính trị.

Bà May cũng sẽ làm hết sức để bản kế hoạch được trót lọt vào thứ Hai bằng việc kêu gọi các thành viên Nghị viện ủng hộ cho mình, trước khi cuộc họp lớn kế tiếp diễn ra vào tháng 12.

Dự kiến, bà May sẽ phát biểu: “Đây quả là một cuộc đàm phán dài và phức tạp. Nó đòi hỏi cả hai bên phải có những thứ được và mất. Đó vốn dĩ là bản chất của đàm phán. Và tôi dám chắc với Nghị viện rằng hiện không còn kế sách nào tốt hơn. Những đồng nghiệp lãnh đạo của tôi cũng đã rất rõ ràng về việc đó vào ngày hôm qua.”

Việc từ chối thỏa thuận này sẽ còn gây ra “nhiều phe phái và bất an hơn, cũng như tất cả những rủi ro khác phát sinh”, bà May cảnh báo.

Theo Independent
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.