4 nạn nhân gồm ông Tống Văn Liêm (67 tuổi), vợ là bà Ma Thị Luân (65 tuổi), con trai là Tống Văn Truyền (44 tuổi), đều trú tại thôn Nà Khuổi, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Người thứ tư là chị Bùi Thị Hạnh, quê Hà Nội, là bạn gái của anh Truyền.
4 nạn nhân gồm ông Tống Văn Liêm (67 tuổi), vợ là bà Ma Thị Luân (65 tuổi), con trai là Tống Văn Truyền (44 tuổi), đều trú tại thôn Nà Khuổi, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Người thứ tư là chị Bùi Thị Hạnh, quê Hà Nội, là bạn gái của anh Truyền.
Cả 4 người đã có các biểu hiện ngộ độc như buồn nôn, tụt huyết áp, suy hô hấp sau khi ăn cơm trưa được khoảng 10 phút. Các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể dưới sự hỗ trợ của 1 kíp bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cử đến.
Đến 20h đêm qua các nạn nhân đã được chuyển về khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn để tiếp tục điều trị. Khi tiếp nhận, cả 4 nạn nhân đều trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt và phải hỗ trợ hô hấp bằng máy.
Lá ngón có hoa vàng là loại cây leo chứa chất độc có thể gây chết người. |
Với sự chăm sóc tích cực của các y bác sỹ, cho đến sáng nay, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, riêng bà Ma Thị Luân đã có thể nói chuyện được. Bà Luân cho biết, bà là người đã lên đồi hái rau rừng về nấu bữa trưa cho gia đình, có thể do sơ xuất đã hái nhầm lá ngón để nấu canh.
"Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã tiếp nhận một số trường hợp ngộ độc như lá ngón, nấm, rượu ngâm ấu tàu. Qua đây cũng khuyến cáo người dân không nên ăn những thực phẩm như rau dại mà không biết nguồn gốc hay không biết tên nó là gì vì thể có độc. Như trường hợp lá ngón có thể dẫn đến ngộ độc, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim nếu không được xử lý kịp thời", Bác sỹ Sầm Tư Thế, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết.