Cà Mau: Học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ học trực tiếp từ ngày 7/2/2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 4/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau có ý kiến thống nhất phương án tổ chức dạy và học trực tiếp sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh.
Cà Mau: Học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 sẽ học trực tiếp từ ngày 7/2/2022

Theo đó, học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 ở tỉnh sẽ chính thức học trực tiếp vào ngày 7/2; còn học sinh lớp 1 đến lớp 5 vẫn học trực tuyến, đến ngày 14/2 sẽ chuyển sang học trực tiếp.

Riêng học sinh Mầm non dự kiến học trực tiếp từ ngày 14/2. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục Mầm non cần tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận mới tổ chức đón nhận trẻ đi học.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các phương án, kịch bản chi tiết, cụ thể trên tinh thần chủ động xử lý các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức dạy và học trực tiếp.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở giáo dục có các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội để học sinh, phụ huynh yên tâm cho con em trở lại trường học trực tiếp an toàn, hiệu quả.

Thời gian qua, dịch COVID-19 ở Cà Mau diễn biến phức tạp và kéo dài đã gây ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy và học trực tiếp theo phương án, kế hoạch đề ra ngay từ đầu năm học.

Do vậy, UBND tỉnh chủ trương cho ngành giáo dục Cà Mau phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động phương án tổ chức dạy và học trực tuyến chương trình chính khóa bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả và đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thầy, cô giáo và học sinh; riêng các cơ sở giáo dục Mầm non vẫn ‘‘đóng cửa’’ để phòng, chống dịch COVID-19.

Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
(Ngày Nay) - Từ đêm 10 đến sáng 11/9, mưa lớn kéo dài cộng với việc nước sông dâng cao khiến tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua huyện Thường Tín (Hà Nội), đoạn Km191 đến Km192m ngập cả hai chiều khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3
(Ngày Nay) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3 là 1,80m vào sáng sớm 11/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức báo động 3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống.
Ngập lụt tại thành phố Yên Bái sáng 10/9/2024. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Yên Bái oằn mình chống lũ
(Ngày Nay) -  Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài làm nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tổn thất khá nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình trên, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đang nỗ lực chống lũ, chủ động triển khai các lực lượng để ứng phó và xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn nỗ lực đưa người từ tâm lũ ra ngoài. Ảnh: Trần Trang/TTXVN
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh
(Ngày Nay) -  Tại văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.