Các đội bóng châu Âu đắn đo việc bán tên sân nhà

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh các đội bóng của châu Âu đang dần "cạn túi" vì đại dịch, nhiều câu lạc bộ đã tính đến phương án bán tên sân vận động nhằm đổi lấy một khoản tiền tài trợ quý giá, tuy nhiên việc này có thể gây phật lòng người hâm mộ.
Các đội bóng châu Âu đắn đo việc bán tên sân nhà

Người hâm mộ tại châu Âu từ lâu đã phản đối các câu lạc bộ bán hoặc cho thuê các giá trị truyền thống của đội, trong đó có tên sân vận động.

Bryn Anderson, một nhà phân tích chuyên về kinh tế thể thao tại công ty kiểm toán KPMG, chỉ ra: “Nhiều câu lạc bộ thể thao châu Âu từ lâu đã bỏ lỡ khoản phí tài trợ trị giá hàng triệu USD này".

Ngày nay, chỉ có 29 trong số 98 câu lạc bộ thuộc ở các giải đấu hàng đầu ở Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Pháp, đổi tên sân vận động để lấy tiền tài trợ. Trong khi đó ở nước Mỹ, hơn 80% các sân vận động của các đội bóng bầu dục đều mang tên các nhà tài trợ.

“Các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản có thể thúc đẩy các đội bóng, ngay cả những đội bóng có xu hướng bảo thủ, cũng phải tính đến việc khai thác quyền đặt tên sân vận động", ông Anderson chỉ ra.

Việc khai thác nguồn thu từ tên sân vận động đã được nền thể thao Bắc Mỹ chấp nhận rộng rãi, trong khi đó nhiều đội thể thao ở châu Âu vẫn muốn gắn bó với các giá trị truyền thống.

Một trong những sân cricket lâu đời của nước Anh đã được đổi tên thành Foster's Oval vào năm 1988 trong một thỏa thuận với nhà sản xuất bia Foster's của Úc.

Câu lạc bộ bóng đá Bolton Wanderers đã gán tên sân nhà của họ cho hãng đồ thể thao Reebok vào năm 1997, sân vận động này tiếp tục được đổi tên thêm hai lần nữa để đáp ứng các hợp đồng tài trợ mới.

Tôn trọng các giá trị truyền thống

Ông Enguerran de Cremiers, giám đốc tại công ty tư vấn tài chính Duff & Phelps, cho biết trở ngại chính của lãnh đạo các đội bóng châu Âu đó là họ phải "tôn trọng danh tính của các câu lạc bộ" và người hâm mộ.

Ví dụ, Manchester United có thể kiếm được khoảng 30,5 triệu euro mỗi năm nếu đổi tên sân nhà Old Trafford thành tên một doanh nghiệp tài trợ.

“Điều đó là không thể", ông de Cremiers nói. "Không ai có thể tưởng tượng được việc đặt tên khác cho Old Trafford, mặc dù khoản nợ của câu lạc bộ đã lên đến gần 550 triệu euro kể từ năm ngoái".

Người hâm mộ Manchester United vào cuối tuần qua thậm chí còn tiến hành biểu tình ngay trong sân vận động Old Trafford để phản đối các lãnh đạo đội bóng vốn chỉ quan trọng lợi nhuận thay vì tôn trọng các giá trị lịch sử và cộng đồng.

Đại dịch COVID-19 đã khiến các cổ động viên không thể tới sân đấu, khiến nhiều đội bóng mất đi doanh thu trong ngày thi đấu và chỉ còn dựa vào khoản tiền bản quyền truyền hình.

Deloittes, một công ty tư vấn tài chính, cho biết doanh thu của 20 câu lạc bộ hàng đầu châu Âu đã giảm từ 9,3 tỷ euro trong mùa giả 2018-2019 xuống còn 8,2 tỷ euro kể từ khi đại dịch bùng phát. Công ty ước tính rằng doanh thu mùa này sẽ giảm 2 tỷ euro so với tổng doanh thu trước đại dịch.

Nhiều câu lạc bộ mới chỉ vài năm trước còn được nhận những khoản đầu tư hấp dẫn, nay đã lao đao vì dịch bệnh.

Tại Pháp, đội bóng giàu truyền thống Bordeaux đang trên bờ vực phá sản sau khi chủ sở hữu là quỹ đầu tư King Street của Mỹ, quyết định không "bơm tiền" cho câu lạc bộ này nữa.

Ông William Miller, giáo sư về quản lý thể thao tại Đại học Wisconsin-Parkside, cho biết đại dịch "rõ ràng có thể khiến các công ty phải đánh giá lại vị trí của mình".

Các hãng hàng không, nhà sản xuất xe hơi, nhà bán lẻ, tập đoàn khách sạn và thậm chí cả các thương hiệu du lịch sẽ trở nên đắn đo cho việc chi một khoản tiền lớn cho các đội bóng trong bối cảnh đại dịch khiến họ mất đi các nguồn thu.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp ăn nên làm ra trong thời kỳ này - các công ty công nghệ, có thể đặt chân vào loại hình đầu tư này.

Vào mùa giải này, hãng xe Chevrolet - nhà tài trợ chính của Manchester United, đã không gia hạn hợp đồng hàng năm trị giá 70 triệu euro để được in nhãn hiệu lên áo thi đấu cầu thủ.

Thế chân họ là TeamViewer, một công ty của Đức chuyên sản xuất phần mềm quản lý máy tính từ xa. Hợp đồng của TeamViewer và Manchester United trị giá 275 triệu euro và kép dài 5 năm.

Giáo sư Miller nhận định các công ty đang tìm kiếm những cách thức mới để tạo ra "một lượng lớn khách hàng và các phương tiện truyền thông".

Gần đây, Amazon đã hợp tác với đội khúc côn cầu Seattle Kraken tại Mỹ để đổi tên sân nhà thành Climate Pledge Arena, qua đó nhấn mạnh thông điệp bảo vệ môi trường của công ty này.

Theo AFP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.