Các khoản chi lớn trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo nhà kinh tế học Paul Krugman, đề xuất chi 3,5 nghìn tỷ USD cho đầu tư công của đảng Dân chủ và kế hoạch chi 600 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ.
(Ảnh minh hoạ: New York Times)
(Ảnh minh hoạ: New York Times)

(Bài viết là quan điểm của nhà kinh tế học Paul Krugman, nhà bình luận kinh tế của The New York Times)

Khi còn tại vị, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập một nhóm các nhà kinh tế học để tìm hiểu những ý tưởng độc đáo cho chính sách kinh tế. Tôi là một trong số những chuyên gia được mời đến. Và tôi vẫn nhớ rất rõ Obama đã nói rằng: “Đừng bảo tôi phải chi một nghìn tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng. Không phải tôi không biết điều đó, nhưng tôi không thể làm thế được.”

Mới đây, các thành viên đứng đầu đảng Dân chủ đã đồng ý với đề xuất chi 3,5 nghìn tỷ đô la cho đầu tư công, bên cạnh kế hoạch chi 600 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng đã được lưỡng đảng thống nhất. Một số nguồn tin coi đây là thất bại đàm phán của cánh tả, bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders đã đề nghị chi nhiều hơn con số 600 tỷ USD.

Đương nhiên, để các đề xuất chi tiêu trên được luật hoá, phải có sự đồng ý của tất cả Thượng nghị sĩ Dân chủ. Tuy nhiên, điều này phản ánh một thực tế chính trị, đó là xu hướng thiên tả ngày càng trở nên rõ rệt.

Vì sao những khoản chi tiêu lớn như vậy đang nhận được nhiều sự ủng hộ? Tôi có 4 lời giải thích sau đây.

Đầu tiên, dịch COVID-19 cùng các chính sách đặc biệt mà Mỹ đã triển khai để giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, đã có một tác động lâu dài tới hệ tư tưởng kinh tế. Ngay cả đảng Cộng hoà cũng đồng ý với sự cần thiết của những khoản viện trợ lớn. Sự nhiệt tình của chính phủ Mỹ trong đại dịch đã góp phần “hợp pháp hoá” vai trò chủ động của chính quyền.

Thứ hai, Reaganomics - thuyết kinh tế học của cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đã trở nên lỗi thời. Những người bảo thủ cho rằng việc cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định của thị trường nội địa đã mở ra một kỷ nguyên kinh tế thành công chưa từng có.

Kinh tế học Reagan là một thuật ngữ phổ biến đề cập đến các chính sách kinh tế của Ronald Reagan, tổng thống Mỹ nhiệm kì thứ 40 (1981 - 1989). Các chính sách của ông kêu gọi cắt giảm thuế trên diện rộng, giảm chi tiêu xã hội, tăng chi tiêu quân sự và bãi bỏ qui định của thị trường nội địa. Những chính sách kinh tế này được đưa ra để đáp ứng với giai đoạn lạm phát kinh tế kéo dài bắt đầu dưới thời Tổng thống Gerald Ford năm 1976.

Nhưng liệu họ đã từng tham khảo những số liệu trên trang Dữ liệu Kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang chưa? Tổng thể, kinh tế Mỹ từ năm 1980 đã tăng trưởng chậm lại so với hàng thập kỷ trước đó, bởi bất bình đẳng gia tăng, và những gia đình cơ bản tại Mỹ không còn giữ được tốc độ phát triển. Lương thực tế của đa số người lao động cũng bị đình trệ.

Thứ ba, những kẻ hay hù doạ về nợ nần đang dần mất uy tín. Các cuộc khủng hoảng tài chính họ dự đoán vẫn chưa xảy ra. Các nhà kinh tế hàng đầu đã chỉ ra rằng mặc dù số nợ có vẻ lớn, nhưng lãi suất thấp thể hiện rằng chính phủ có thể quản lý nó dễ dàng. Các đề xuất chi ngân sách của chính quyền Biden nêu rõ rằng các khoản thanh toán lãi suất thực - tức là các khoản thanh toán được điều chỉnh theo lạm phát - là những con số âm.

Ngoài ra, những người đã lớn tiếng chỉ trích chính quyền Obama về nợ dường như đã để lộ ý đồ thật sự của mình - khi hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong những năm Donald Trump nắm quyền.

Hiện tại, các kế hoạch chi tiêu lớn có bao gồm “các khoản chi trả” - nghĩa là bù đắp các khoản tiết kiệm và tăng doanh thu, vì vậy chúng sẽ không chỉ đơn giản là đi vay để trả cho đầu tư công. Nhưng cơn hoảng loạn về nợ đã tiêu tan, bởi đảng Dân chủ không còn quá lo lắng về việc giải thích ra sao về “các khoản chi trả” đó.

Thứ tư, ngành kinh tế học đang ngày càng dựa vào bằng chứng và số liệu xác thực hơn. Các nhà kinh tế học đã thu thập được nhiều dữ liệu chỉ ra lợi ích của chi tiêu công cộng, đặc biệt là những khoản viện trợ cho các gia đình có trẻ em. Những người bảo thủ vẫn sẽ nhấn mạnh rằng tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ là lãng phí. Nhưng trên thực tế, đã có nhiều bằng chứng mạnh mẽ về các khoản hoàn trả lớn cho những khoản chi tiêu mà đảng Dân chủ đề xuất.

Ngoài lề một chút, bởi vì bất kỳ đề xuất chi tiêu nào hiện nay cũng sẽ được lưỡng đảng ủng hộ, những khoản chi đó đổ vào các cơ sở hạ tầng “cứng” như cầu đường - các công trình yêu cầu rất nhiều nhân công. Tuy vậy, những khoản đầu tư “mềm” cho con người, chiếm phần lớn trong đề xuất của đảng Dân chủ, cũng hứa hẹn mang lại rất nhiều lợi nhuận.

Dù vậy, kế hoạch chi tiêu hiện vẫn đang ở trên mặt bàn và có thể bị từ chối, dù đảng Dân chủ chiếm phần lớn số ghế trong Quốc hội. Nhưng hiện tại, có vẻ như các khoản chi tiêu lớn vẫn đang có nhiều triển vọng được thông qua.

Theo New York Times
Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt.