Các nhà khoa học lúng túng trước hiện tượng từ trường đang thay đổi

(Ngày Nay) - Các cực từ đang di chuyển nhanh chóng, từ Canada về phía Siberia, nhưng các nhà địa chất không thể xác định được lý do tại sao sự thay đổi trở nên quá đột ngột.
Các nhà khoa học lúng túng trước hiện tượng từ trường đang thay đổi

Vào ngày 15/1, các nhà khoa học từ Cơ quan thông tin không gian địa lý quốc gia Mỹ (NGA) và Trung tâm địa lý quốc phòng của Vương quốc Anh (DGC) sẽ cập nhật Mô hình từ tính thế giới, mô tả từ trường của hành tinh này và làm nền tảng cho tất cả các hệ thống điều hướng hiện đại, từ các hệ thống điều khiển tàu trên biển tới Google Maps trên điện thoại thông minh, vì mô hình hiện tại dường như không còn chính xác, tạp chí Nature đưa tin.

Phiên bản gần đây nhất của mô hình này được xây dựng vào năm 2015 và được cho là tồn tại đến năm 2020, tuy nhiên, với việc từ trường đang có sự chuyển dịch khiến các nhà khoa học phải thay đổi mô hình.

"Hiện tượng này đang gia tăng mọi lúc", Giáo sư Arnaud Chulliat, nhà địa chất học tại Đại học Colorado Boulder, cho biết.

Lý do cho sự dịch chuyển được tìm thấy trong lòng Trái đất - sự khuấy động của chất lỏng trong lõi Trái đất tạo ra phần lớn từ trường. Dòng chảy có xu hướng thay đổi theo thời gian - năm 2016 một phần của từ trường tạm thời tăng tốc sâu dưới phía bức Nam Mỹ và phía đông Thái Bình Dương. Vệ tinh Swarm của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang theo dõi sự biến đổi này.

Mô hình Từ tính Thế giới đã gặp rắc rối vào đầu năm 2018 khi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Môi trường và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh tại Edinburgh tiết lộ rằng mô hình này không còn chính xác và thường xảy ra lỗi điều hướng.

Xung địa từ năm 2016 bên dưới Nam Mỹ và chuyển động của cực từ phía bắc đã khiến tình hình tồi tệ hơn. Cực từ phía bắc đã thay đổi liên tục từ Canada sang Siberia trong nhiều năm. Tuy nhiên, nó đã tăng tốc, từ khoảng 15 km/năm đến khoảng 55 km/năm trong vài thập kỷ qua.

Các nhà khoa học đang lên kế hoạch cập nhật mô hình, tuy nhiên vấn đề này có thể gặp trở ngại do chính phủ Mỹ hiện vẫn đang trong tình trạng đóng cửa.

Câu hỏi chính vẫn được giữ nguyên - tại sao từ trường lại thay đổi mạnh mẽ như vậy?. Có thể là do xung địa từ là do sóng thủy từ phát sinh từ sâu trong lõi trái đất và sự di chuyển của cực từ có thể được kết nối với một dòng chảy kim loại sắt tốc độ cao nằm bên dưới Canada.

Vị trí của cực từ phía bắc dường như bị chi phối bởi hai mảng từ trường quy mô lớn, một nằm bên dưới Canada và một ở bên dưới Siberia và có vẻ mảng từ trường thứ hai đang tỏ ra chiếm ưu thế, ông Chulliat cho biết.

Theo Sputnik
Bình luận
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.