Campuchia đón hơn 13 triệu lượt du khách trong 3 ngày Tết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong 3 ngày Tết cổ truyền 2023 vừa qua, Campuchia đã thu hút trên 13 triệu lượt khách du lịch đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch, địa điểm tổ chức lễ hội Sangkran đón năm mới trên toàn quốc.
Campuchia đón hơn 13 triệu lượt du khách trong 3 ngày Tết

Ngày 17/4, Bộ Du lịch Campuchia tổng hợp số liệu báo cáo từ Sở du lịch các địa phương trong cả nước, cho biết trong 3 ngày nghỉ Tết cổ truyền năm 2023 của người dân nước này từ 14-16/4, có tới 13,2 triệu lượt du khách đã đến tham quan du lịch tại các điểm đến trên toàn quốc, trong đó có 55.700 lượt du khách nước ngoài.

Trong 3 ngày Tết, riêng ngày đầu tiên ghi nhận gần 2,1 triệu lượt du khách, ngày thứ hai có hơn 4,2 triệu lượt du khách và đến ngày cuối cùng, con số du khách lên tới hơn 6,8 triệu lượt người.

Theo nhận định của Bộ Du lịch Campuchia, trong dịp Tết cổ truyền vừa qua, các điểm đến du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này đã thu hút lượng du khách tăng đột biến ngoài dự kiến, thậm chí đông hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19, xuất phát từ niềm tin của người dân vào khả năng miễn dịch cộng đồng đối với dịch bệnh này, các địa phương chủ động tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, nhất là sự kiện Angkor Sangkran hoành tráng và sôi động ở cố đô Siem Reap…

Trong số các địa phương thu hút đông du khách, tỉnh Siem Reap đứng đầu danh sách với hơn 2 triệu lượt người ghé thăm xứ sở của kỳ quan Angkor Wat và tham dự sự kiện Angkor Sangkran sôi động nhân kỷ niệm 10 năm ra đời của hoạt động này.

Tiếp theo là tỉnh Battambang với 1,5 triệu lượt người, tỉnh Kampong Cham với hơn 1,4 triệu lượt người và thủ đô Phnom Penh với gần 1,1 triệu lượt người.

Tết cổ truyền đón năm mới 2023 của người dân Campuchia diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 14 và kết thúc vào ngày 16/4, tuy nhiên trong bối cảnh đón Tết tưng bừng với lượng du khách tăng đột biến, không ít địa phương đã quyết định kéo dài lễ hội Sangkran đến hết ngày 17/4, trong đó có tỉnh Tây Bắc Campuchia Banteay Meanchey.

Chol Chnam Thmey là Tết chịu tuổi, cũng là sự kiện lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia, đất nước có trên 90% dân số là tín đồ Phật giáo, diễn ra trong 3 ngày với các nghi thức mang nhiều ý nghĩa tâm linh và nhân văn, gắn với nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa của con cái với đấng sinh thành và tích lũy phước báu cho kiếp sau.

Theo quan niệm của người dân Campuchia, trong những ngày trước Tết, họ phải hoàn thành những phần việc quan trọng như sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa, chùa chiền và may quần áo mới; chuẩn bị quà tặng bố mẹ, ông bà cùng các đồ dùng phục vụ hoạt động vui đón năm mới, cũng như chuẩn bị vật thực để lên chùa hành lễ trong những ngày Tết.

Trong tâm thức của đại bộ phận người dân Campuchia, ngôi chùa được xem là trung tâm văn hóa nên họ thường lên chùa thực hiện hầu hết mọi nghi lễ trong các lễ hội truyền thống, ngay cả các trò chơi dân gian cũng được tổ chức trong khuôn viên các chùa ở đất nước được mệnh danh là xứ sở Chùa Tháp với hơn 70.000 nhà sư đang tu tập tại 5.104 ngôi chùa Phật giáo thuộc hai hệ phái Đại chúng bộ (Maha Nikaya) và Pháp tạng bộ (Thamayut Nikaya).

Theo truyền thống, trong ngày đầu tiên của Tết cổ truyền, gọi là ngày Sangkran, người dân Campuchia mang vật thực lên chùa để thực hiện các nghi thức sớt bát, cầu siêu, đắp núi cát và nghe chư tăng thuyết pháp. Sang ngày thứ hai, gọi là ngày Vanbat, họ dâng quà lên bố mẹ, ông bà; bố thí cho người nghèo rồi cùng nhau lên chùa. Trong ngày cuối của Tết cổ truyền - gọi là ngày mãn hội hay Leng Sak, bà con Phật tử Campuchia tiếp tục lên chùa, thực hiện các nghi thức như hai ngày trước đó.

Ngoài các nghi lễ truyền thống diễn ra trong khuôn viên các ngôi chùa, những ngày Tết cổ truyền còn là dịp để người dân Campuchia đoàn viên bên gia đình, người thân, họ hàng, gặp gỡ bạn bè, vui chơi giải trí với các hoạt động đón năm mới trong không gian náo nhiệt, sôi động và đầy ắp tiếng cười của các trò chơi dân gian truyền thống, được nâng tầm thành chuỗi hoạt động với tên gọi sự kiện Sangkran từ 10 năm nay.

Theo ghi nhận, trong dịp Tết cổ truyền 2023 này, có không dưới 10 tỉnh, thành ở Vương quốc Campuchia tổ chức sự kiện Sangkran quy mô địa phương hoặc khu vực như thủ đô Phnom Penh và các tỉnh Siam Reap, Kampong Speu, Banteay Meanchey, Ratanakkiri, Pursat, Kampot, Kep, Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampong Chhnang và Svay Rieng.

Tại thủ đô Phnom Penh, lễ hội Sangkran đón mừng năm mới 2023 được tổ chức tại Wat Phnom, danh thắng du lịch tọa lạc tại trung tâm thành phố vừa được trang hoàng với đèn lồng cờ hoa rực rỡ, cùng các khu vực được bố trí cho các hoạt động chơi trò chơi dân gian, té nước... TBên cạnh các nghi thức đón Tết truyền thống, người dân Campuchia còn hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí trong lễ hội Sangkran được tổ chức tại hầu hết các địa phương., bắn nước vui tươi, sôi động và mát mẻ giữa những ngày tháng Tư nóng bức ở Phnom Penh.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.