Căng thẳng ngoại giao giữa Nga và CH Séc, Ukraine 'leo thang'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Andrej Babis và Ngoại trưởng Jan Hamacek của CH Séc ngày 17/4 tuyên bố nước này sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày thông báo một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev phải rời khỏi Ukraine trong vòng 72 giờ. Đây là động thái đáp trả của Kiev sau khi Moskva trục xuất nhân viên lãnh sự Ukraine tại St.Petersburg.

Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Hamacek cho biết CH Séc sẽ trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga được tình báo sở tại nhận diện là các đặc vụ của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR). Theo ông Hamacek, 18 nhân viên Đại sứ quán Nga này phải rời khỏi CH Séc trong vòng 48 giờ. Theo Thủ tướng CH Séc Andrej Babis, nguyên nhân dẫn tới quyết định này là do nghi ngờ các sĩ quan tình báo quân đội Nga có liên quan tới vụ nổ tại kho đạn dược ở Vrbetice (CH Séc) vào năm 2014 khiến 2 công dân Séc thiệt mạng.

Phản ứng trước quyết định của CH Séc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/4 tuyên bố CH Séc "nhận thức rõ ràng" hệ quả của quyết định trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga tại Praha. Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky cho rằng việc CH Séc liên hệ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga với sự kiện năm 2014 là không “thực tế”. Theo ông Slutsky, bước đi của CH Séc tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương, đồng thời cảnh báo Moskva chắc chắn sẽ có động thái đáp trả.

Cùng ngày 17/4, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo cho một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev có 72 giờ, tính từ ngày 19/4, để rời khỏi Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ" đối với vụ Nga bắt giữ nhân viên lãnh sự Ukraine tại St. Petersburg Alexander Sosonyuk.

Trước đó cùng ngày, ông Sosonyuk bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ trong một thời gian ngắn. Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ông Sosoniuk bị bắt giữ khi tìm cách tiếp cận thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật của Nga cuộc gặp một công dân Nga. Tuyên bố nêu rõ: "Hoạt động này không phù hợp với tư cách của một nhà ngoại giao và chống lại Liên bang Nga. Nhà ngoại giao này sẽ bị xử lý theo luật pháp quốc tế".

Bộ Ngoại giao Nga thông báo, ông Sosoniuk đã được thông báo rời khỏi lãnh thổ Nga trong vòng 72 giờ, bắt đầu từ ngày 19/4.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.