Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn

Cùng với Indonesia, các nước Singapore, Malaysia, Australia, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ đã chung tay điều tra, tìm kiếm và cứu hộ máy bay AirAsia mất tích.
Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn

Sau khi nghe thông tin về việc máy bay thuộc hãng hàng không AirAsia của Indonesia mất liên lạc khiến 162 người mất tích bí ẩn, Indonesia cùng nhiều quốc gia khác đã bắt tay tìm kiếm và điều tra ‘số phận’ của chiếc máy bay số hiệu QZ8501.

Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn - anh 1

Australia điều động máy bay RAAF AP-3C Orion
để tìm kiếm

Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống cho các nạn nhân và những manh mối của chiếc máy bay Airbus 320-200, các nước trên thế giới đã ‘chung tay, góp sức’ tìm kiếm nhằm cứu hộ hơn 160 nạn nhân càng sớm càng tốt.

Indonesia

Chính phủ Indonesia đã yêu cầu Trung tâm tìm kiếm và cứu hộ quốc gia, Không quân, Hải quân và quân đội, cũng như các chính quyền địa phương huy động mọi khả năng và trang thiết bị cần thiết nhằm tìm kiếm chiếc bay mất tích trên biển và trên đất liền.

Hải quân Indonesia đã triển khai 6 tàu khu trục KRI tiến hành tìm kiếm tại các vùng biển Louth, Kilkenny, Tanjung Pinang, Pontianak, Jambi và Jakarta và Không quân đã triển khai 2 trực thăng.

Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn - anh 2

Tàu khu trục KRI

Tổng Giám đốc công ty chi nhánh của AirAsia tại Indonesia, Sunu Widiatmoko cho biết công ty đã lắp đặt hai nhà chờ tạm cho những người thân của các hành khách đi trên chiếc QZ 8501 tại sân bay Juanda ở thành phố cảng Surabaya, tỉnh Đông Java và tại sân bay Soekarno Hatta ở Jakarta, và sẽ lắp đặt thêm trong trường hợp cần thiết, đồng thời cung cấp chỗ ở và đi lại cho các gia đình nạn nhân đến từ bên ngoài Surabaya.

Đại sứ quán Indonesia tại Singapore ngày 28/12 đã mở một trung tâm thông tin cho các gia đình của hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc QZ8501 tại sân bay Changi của Singapore và tại Đại sứ quán Indonesia ở Singapore.

Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng, Ryamizard Ryacudu nói, Singapore đã điều tàu và máy bay trinh sát hỗ trợ, tham gia hoạt động tìm kiếm với các lực lượng tìm kiếm và cứu hộ Indonesia.

Không quân Singapore đã điều hai chiếc máy bay C-130 để tìm kiếm.

Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn - anh 3

Chiếc máy bay C-130

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Singapore cũng cho biết sẽ cử người đến Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia ở Jakarta để hỗ trợ điều phối với nhà chức trách nước chủ nhà.

Cục điều tra tai nạn hàng không thuộc Bộ Giao thông Singapore cũng đã đề nghị hỗ trợ Indonesia hai nhóm chuyên gia và hai bộ thiết bị dò tìm dưới nước.

Australia

Sau khi nhận điện thoại từ Bộ trưởng Ngoại giáo Australia Julie Bishop, người đồng cấp ở Indonesia đã đồng ý để Australia vào cuộc, hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu hộ những nạn nhân trong vụ máy bay AirAsia mất tích hôm 28/12.

Cập nhật: Vụ máy bay AirAsia mất tích, gần 10 quốc gia tham gia tìm kiếm trên quy mô lớn - anh 4

Máy bay RAAF AP-3C Orion

Sáng ngày 29/12, Lực lượng Quốc phòng Australia đã điều động chiếc máy bay RAAF AP-3C Orion để dẫn đầu đoàn tìm kiếm tại Indonesia.

Bộ trưởng Julie Bishop hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tìm kiếm của chiếc RAAF AP-3C Orion. Bộ trưởng hi vọng sẽ tìm thấy dấu vết của chiếc máy bay và nạn nhân càng sớm càng tốt.

Malaysia

Hải quân và Không quân Malaysia cũng cho biết đã triển khai 3 tàu và 3 máy bay tham gia vào chiến dịch tìm kiếm.

Mỹ

Sau khi nghe tin về vụ máy bay AirAsia mất tích, các chuyên gia hàng không hàng đầu của Mỹ đã bắt tay vào việc phân tích nguyên nhân máy bay mất liên lạc đột ngột.

Tổng thống Barack Obama đã được thông báo về vụ việc máy bay của hãng hàng không Indonesia mất tích.

Phát ngôn viên của Nhà Trắng, Eric Schultz, cho hay các quan chức Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi và phân tích tình hình trên.

Nhà phân tích hàng không Mary Schiavo (thuộc CNN, cựu tổng thanh tra của Sở Giao thông Vận tải Mỹ) đặt câu hỏi liệu thời tiết có phải là yếu tố khiến máy bay của hãng hàng không AirAsia mất liên lạc?.

“Thông thường, phi công và phi hành đoàn sẽ luôn được cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết trước và trong chuyến bay trên radar liên lạc của họ với trạm không lưu dưới mặt đất. Vì vậy, thời tiết xấu trong khu vực bay không hẳn là nguyên nhân khiến máy bay Airbus 320-200 mất tích bí ẩn như thế”, Mary Schiavo cho biết.

Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích QZ8501 khi có yêu cầu.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm nay điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno L.P. Marsudi để thăm hỏi và chia sẻ sâu sắc sự lo lắng với gia đình những hành khách trên chuyến bay QZ 8501 của hãng hàng không AirAsia, đã mất tích vào sáng ngày 28/12.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ trong nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay nếu có yêu cầu. Bộ trưởng Ngoại giao Marsudi đã thông báo tình hình mới nhất về vụ việc với lãnh đạo Việt Nam.

Hiện các nước Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc,Thái Lan cũng sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm chiếc máy bay khi cần thiết.

Tin trước:

1. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Cơ hội sống sót cực kỳ ít

2. Chùm ảnh: Toàn cảnh vụ máy bay AirAsia mất tích

3. Vụ máy bay AirAsia mất tích: Thông tin mới nhất về nạn nhân và công tác cứu hộ

4. Máy bay của Indonesia bất ngờ mất liên lạc, 162 người mất tích bí ẩn

5. Không có hành khách Việt Nam trên chuyến bay QZ8501

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.