Câu chuyện truyền cảm hứng của một cô gái Dao

[Ngày Nay] - Không dễ gì để có thể thoát khỏi nghèo đói và theo đuổi ước mơ. Điều đó thậm chí còn khó khăn hơn đối với một cô gái từ nhóm dân tộc thiểu số xa xôi. Đó là trường hợp của Chảo Thị Yến, một phụ nữ trẻ thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số Dao, nằm ở làng Nậm Chạc, Lào Cai.


Câu chuyện truyền cảm hứng của một cô gái Dao

Sau khi học xong cấp hai, vì điều kiện kinh tế gia đình, Chảo Thị Yến buộc phải nghỉ học, nhưng không ngày nào ước mơ được đến trường tắt trong cô. Ở làng quê nhỏ bé xa xôi này, người ta vẫn nói chỉ cần học đủ, biết viết tên mình là được. Yến kể rằng, hàng xóm láng giềng xung quanh cũng đã xì xầm nhỏ to, khuyên gia đình không cho cô tiếp tục học lên. Dù vậy, những kỳ vọng và ước mơ của cô gái ấy vẫn bùng cháy mạnh mẽ. May mắn thay, cô cũng đã nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ các thầy cô giáo của mình - những người đã đến nhà cô mỗi ngày trong suốt ba năm để thuyết phục bố mẹ. Cuối cùng, sự quyết tâm và kiên trì của thầy trò đã tạo nên sự thay đổi.

Yến trở thành người đầu tiên từ một làng ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc đi học đại học ở Hà Nội và nhận được học bổng Thạc sĩ ở nước ngoài. Cô đã phải vượt qua một loạt các thách thức về tài chính, văn hóa và tâm lý. Du học và quay trở về Việt Nam, Chảo Thị Yến hiện là một cán bộ của Trung tâm Con người và Thiên nhiên với những dự án giúp ích cho các vùng khó khăn. Cô muốn hỗ trợ các thế hệ mới có thể được đi học, đặc biệt là đại học, bằng cách khuyến khích giới trẻ tự hào về tiếng mẹ đẻ và văn hóa của mình, thúc đẩy tiếp cận thông tin và kiến thức cho giới trẻ. Cô muốn tất cả mọi người có thể tự đưa ra quyết định cho cuộc đời và tương lai mình.

Chảo Thị Yến tin rằng giáo dục và kỹ năng số là rất quan trọng để phá vỡ các khuôn mẫu sẵn có về những lựa chọn đối với một cô gái trong xã hội. Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của các cô gái và phụ nữ trẻ. Bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, người dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn với thông tin giáo dục, việc làm, tin tức hàng ngày, văn hóa... Họ cần có khả năng điều hướng và kiểm chứng tất cả các thông tin này.

Với khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức chính xác hơn, trẻ em và thanh thiếu niên từ các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các cô gái và phụ nữ trẻ, sẽ có khả năng cải thiện cuộc sống của họ, tiếp tục được học tập, đẩy lùi bất bình đẳng giới và đạt được ước mơ của mình.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.