Cháy rừng gây khủng hoảng carbon toàn cầu

(Ngày Nay) - Rừng trên khắp thế giới đang chuyển hóa từ những bể chứa carbon thành nguồn thải carbon, làm cho cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Cháy rừng ở Corinthia, Hy Lạp. Ảnh: Yannis Kolesidis/EPA.
Cháy rừng ở Corinthia, Hy Lạp. Ảnh: Yannis Kolesidis/EPA.

Một nghiên cứu cho thấy cháy rừng đang thiêu rụi "ngân sách" carbon mà con người đã phân bổ để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng này có thể đã vượt qua "ngưỡng nhiệt độ giới hạn" và gây ra những thay đổi đáng kể về độ che phủ của cây và khả năng lưu trữ carbon. Cơ quan Khí tượng Anh cho biết "Nhiệt độ trung bình toàn cầu dự báo tăng từ 1,34 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp."

Mỗi vụ cháy rừng đều có tác động kép đối với khí hậu toàn cầu: chúng thải ra carbon từ những cây bị cháy, và làm giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide của các khu rừng.

Khi nhiệt độ tăng, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, mùa mưa ngắn lại và rừng dễ bị cháy. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn do hoạt động khai thác đất cho nông nghiệp, đặc biệt là ở Nam Mỹ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy lục địa này đang trở nên ấm hơn, khô hơn và dễ cháy hơn.

Nghiên cứu khác cho thấy rừng Amazon cũng đang suy giảm với hơn 1/3 diện tích rừng nhiệt đới gặp khó khăn trong việc phục hồi sau 4 đợt hạn hán nghiêm trọng chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm.

Những tác động chồng chéo này tạo thành quá trình phản hồi dương, biến các khu rừng từ nơi lưu giữ carbon thành nguồn thải carbon. Điều này khiến nỗ lực giảm sự nóng lên toàn cầu trở nên khó khăn hơn, ngay cả trước khi thế giới đạt được mục tiêu 1.5°C trong Hiệp định Paris về khí hậu.

Tiến sĩ Chantelle Burton, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Các vụ cháy đang làm giảm khả năng lưu trữ carbon của rừng và các hệ sinh thái khác, khiến thời gian kiểm soát sự nóng lên toàn cầu bị thu hẹp."

Các nhà khí hậu học cho biết tình hình hiện tại sẽ tiếp tục nghiêm trọng hơn cho đến khi các quốc gia phát triển ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch.

Theo The Guardian
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.