Tiến sĩ Brad Spellberg, giám đốc y tế của Trung tâm Y tế Los Angeles County-USC cho biết: “Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa mức độ ô nhiễm cao hơn trong không khí với mức độ lây lan của dịch COVID-19.
Ông Spellberg trích dẫn một số nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, Trung Quốc và Ý, cho biết một số kết quả cũng đã chỉ ra rằng việc mô phổi tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm tăng tính nhạy cảm với virus SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Rekha Murthy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Los Angeles, cho biết khói bụi từ các đám cháy rừng có thể kích thích phổi và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
“Bất cứ khi nào niêm mạc của phổi hoặc đường hô hấp bị viêm hoặc bị tổn thương, nó sẽ làm tăng khả năng các hạt virus hít vào phổi và gây nhiễm trùng", theo tiến sĩ Murthy.
Theo số liệu của đại học Johns Hopkins, đã có hơn 6,4 triệu ca mắc COVID-19 được ghi nhận ở Mỹ và 193.016 người đã tử vong.
Tại bang California, cháy rừng đã khiến 9 người tử vong. Trong khi đó, bang Oregon chưa đưa ra con số thương vong chính xác, nhưng đã có ít nhất 8 trường hợp tử vong.
Hơn 40.000 người dân bang Oregon đã được sơ tán và khoảng 500.000 người đang chuẩn bị sẵn sàng để được di dời.