Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - “Cửu vạn” là một tên gọi khác của nghề lao động chân tay hay bốc vác thuê, đây được xem là một nghề nặng nhọc, vất vả và bấp bênh nhất. Những người làm nghề này không chỉ gánh trên mình cơm - áo - gạo - tiền hàng ngày mà còn lẫn khất sau đó những câu chuyện về số phận, cuộc đời, những bước đường run rủi trở thành một cửu vạn chuyên nghiệp…

Bài 1: Bán sức ăn qua ngày

Có người vừa học xong phổ thông, có người đã trung niên, có người mới hôm qua còn có nghề nghiệp ổn định, hôm nay đã trắng tay và chọn làm cửu vạn, cũng có người đã bước sang tuổi 70, đáng lẽ đến lúc phải an hưởng tuổi già… Nhưng không, trong thế giới cửu vạn độ tuổi nào cũng có, độ tuổi nào thì những người cửu vạn cũng phải vác trên vai những gánh vác nặng trĩu của cơm – áo – gạo – tiền…

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 1

Chợ đầu mối luôn là nơi tập trung nhiều cửu vạn kiếm sống. 

...16 giờ chiều, chợ An Đông!

Mỗi lượt vác hàng ở chợ, ông Minh được trả hai ngàn đồng. Chỉ hai ngàn đồng nhưng ông làm việc rất chăm chỉ, cần mẩn, cẩn thận như sợ chỉ chểnh mảng một chút thôi thì cái công việc được trả công bèo bọt này cũng mất luôn. Đời làm bốc vác thuê ở tuổi 70, mấy ai còn tha thiết gọi, ngoài kia còn hàng trăm thanh niên trai tráng chực chờ.

Chỉ có những cửa hàng nhỏ lẻ, cần khuân vác, chuyển những món hàng nhẹ, nhỏ thì họ sẽ gọi ông. Trong cuốn sổ tay nhỏ gọn, ông ghi chép đầy đủ cửa hàng này vác mấy cây vải, cửa hàng kia kêu chuyển mấy thùng xốp. Lúc gặp tôi, ông Minh đang vuốt lại một tờ năm ngàn đồng và một tờ một ngàn đồng. Tổng cộng ông có sáu ngàn đồng suốt nhiều tiếng đồng hồ.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 2

Sức khoẻ không còn, ông Minh chỉ vác nổi những món hàng nhẹ như vải vóc...

Hỏi ông Minh, ông làm đến khi nào và sau mỗi ngày vậy ông được bao nhiêu tiền. 

Có ngày được 30 ngàn, có ngày được 40, 50 ngàn… nhưng cũng có ngày mưa gió còn chưa được 20 ngàn.

Nghe câu chuyện về cuộc đời ông Minh mới biết vì sao công việc nặng nhọc, tốn sức, tiền công ít mà ông vẫn cứ làm ngày này qua ngày khác vậy. Bởi ông già rồi, gà trống nuôi con gần 30 năm, mà con gái ông bị ảnh hưởng chất độc màu gia cam nên liệt hai chân, vợ ông không chịu nỗi gia cảnh cực khổ chạy ăn từng bữa, vợ ông Minh ly hôn và tìm một bến đỗ mới, một mình nuôi con bại liệt bằng nghề cửu vạn hơn ba chục năm ròng. 

Trước đây còn sức khoẻ ông cũng như bao người làm nghề này, thức khuya đón xe hàng, leo lên, leo xuống, khuân vác những món hàng nặng. Nhưng qua 50 tuổi ông bị đau cột sống không vác được vật nặng nữa, ông về mua lại chiếc xe máy cũ của người quen chạy xe ôm, nhưng vốn luyến duy nhất ấy phải bán đi để lo tiền thuốc thang cho con, rồi không tìm được việc gì khác, đành quay lại nghề. Có những ngày không ai thuê ông lão cao tuổi này làm gì cả, ông đi nhặt cá rơi rớt ở chợ bán lại, được ít tiền. Còn không, mang cá vê rửa sạch, cha con ăn qua ngày. 

Thương cho hoàn cảnh ông, những tiểu thương ở chợ có việc gì lặt vặt, vừa sức thì gọi, tiền công một, hai ngàn đồng. Rồi may mắn, đội quản lý chợ để ông làm luôn công việc phụ sắp xếp gọn gàng một số quầy hàng bị lấn ra ngoài, đẩy rác,... trả thêm vài ngàn tiền công.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 3

3 lượt vác hàng, ông Minh nhận được 6 ngàn đồng tiền công. Số tiền chưa mua đủ một ổ bánh mì, một nắm xôi... ông vẫn miệt mài chờ gọi...

Ông không nhớ nổi đôi vai gầy yếu hôm nay đã vác biết bao nhiêu trọng lượng hàng hoá trong suốt những năm tháng ngược xuôi. Đến bây giờ khi tuổi già sức yếu, ông chỉ còn khuân vác được những món nhẹ hơn như là rau, là bốc vải vóc, áo quần. Trên tay ông Minh bao giờ cũng khư khư cuốn sổ tay nhỏ ghi chép các đơn hàng cần bốc, thời gian cần giao hàng. Tỉ mỉ, cặn kẽ và chuyên nghiệp.

“Không làm được việc nặng nên chọn hàng nhẹ mà làm, quãng đường ngắn nên tiền công ít lắm. Tôi già rồi, cũng không muốn làm nghề này mãi đâu, nhưng không làm thì cha con còn chết đói sao? vì miếng cơm manh áo và đứa con đang nằm liệt giường ở nhà, nên phải cố gắng”.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 4

Ông Minh không nhớ nổi đôi vai gầy yếu, đôi tay gầy guộc của hôm nay đã vác biết bao nhiêu trọng lượng hàng hoá trong suốt những năm tháng ngược xuôi đã qua...

Từ sáng đến khi chiều tối, các gian hàng đóng cửa, ông Minh vuốt ve những tờ tiền công nhàu nát của mình cho thẳng thớm, rồi lủi thủi về nhà. Khi ba chục, khi năm chục, có khi chưa đến hai chục ngàn… Với nhiều người còn chưa đủ bữa ăn sáng, nhưng đó lại lại là nguồn sống của cha con người cửu vạn nghèo ở tuổi 70…

...23 giờ, chợ đầu mối Bình Điền!

Tiếng kèn xe tải báo hiệu dừng, xỏ nhanh đôi dép tổ ong bám đầy bùn đất sau một cơn mưa đêm, anh Lê Văn Thoảng (35 tuổi) ra hiệu cho anh em trong tổ tiến về phía xe đang đậu. Không ai bảo ai như đã thoả thuận trước, mọi người nhanh chóng leo lên thùng xe, tháo những nút buộc của dây thừng rồi kẻ trên người dưới luyến thoắt chuyền những sọt rau củ từ trên thùng xe tải xuống, người đợi sẵn sẽ vác đi như chạy vào trong chợ cho chủ. Mỗi sọt nặng 30kg. Giá mỗi sọc khi bốc từ xe vào tới gian hàng của chủ trong chợ là 5 ngàn đồng, mỗi xe chở vài chục cho đến trăm sọt như vậy.

Tổ của anh Thoảng có 7 người, anh kể, mỗi xe hàng bốc chừng 1 đến 2 tiếng đồng hồ, được 500 ngàn đồng, chia đều cho 7 người. Đêm nào “trúng mánh” thì được 4,5 xe chia ra mỗi anh em được khoảng 400-500 ngàn đồng, mùa này hàng về ít hơn, mỗi đêm kiếm được 300 ngàn là may mắn.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 5

Tổ của anh Thoảng có 7 người, anh kể, mỗi xe hàng bốc chừng 1 đến 2 tiếng đồng hồ, được 500 ngàn đồng chia đều cho 7 người...

Anh Thoảng kể cơ duyên vào nghề cửu vạn, anh sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở tỉnh Lâm Đồng, bỏ học sớm làm rẫy nuôi gia đình, rồi rẫy cũng bị lấy đất theo quy hoạch, có ít tiền đền bù nhưng không công ăn việc làm nên chẳng mấy chốc đã trắng tay. Hết tiền, hết đất trồng trọt, anh khăn gói xuống Sài Gòn tìm việc làm. 

Ngày đầu anh được một ông chủ thuê bốc hàng ở chợ Tam Bình (Thủ Đức) dẫn dắt vào nghề cửu vạn với mấy đồng tiền công ít ỏi. Hồi đó anh chưa quen, ông chủ nhìn người quê gương mặt ngơ ngác cũng “tranh thủ” bốc lột sức lao động. Bốc vác, vận chuyển vật liệu xây dựng suốt từ trưa tới tận khuya mà mỗi ngày đêm như vậy anh chỉ được trả 100 ngàn đồng. Dẫu đang còn sức khỏe, nhưng chưa quen việc nên chỉ mấy ngày đôi vai anh đau nhức, sưng tấy và và rát đỏ, rồi anh sốt li bì hết cả tuần. Trận ốm đó đúng là "một tiền gà, ba tiền thóc". Vậy mà anh cũng đã cầm cự và vào nghề này được 4 năm.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 6

"Làm cửu vạn là để có cơm 3 bữa qua ngày chứ ai làm nghề này mà khá bao giờ"

Làm mãi thành quen, dần dà anh Thoảng quen biết các anh em cửu vạn có hoàn cảnh tương tự mình, lập nên đội bốc vác chạy việc dọc các khu vực chợ. Thường xuyên nhất là chợ đầu mối Thủ Đức và chợ Tam Bình. 

"Làm cửu vạn là để có cơm 3 bữa qua ngày chứ ai làm nghề này mà khá bao giờ?", anh Thoảng ngậm ngùi nói tiếp “Mình chưa vợ con nhưng còn gửi tiền về quê nuôi cha mẹ già và đứa em, có điều, không trình độ, không nghề nghiệp, không vốn luyến thì biết làm nghề gì ngoài lao động chân tay bán sức?!”

...3 giờ sáng, chợ đầu mối Thủ Đức!

Áo ướt đẫm mò hôi và nước do vừa bốc đá lạnh xong, anh Trần Văn Vương (45 tuổi, quê ở Sóc Trăng) dùng một chiếc khăn lông đã cũ lau sơ mặt mày, tay chân cho bớt lạnh rồi lao nhanh vào một xe chở dưa. Hỏi thăm dăm ba câu, anh được người quản lý cho tham gia vào bốc dưa phân vào trong bao rồi vác đi bỏ cho các chủ hàng quanh chợ. 

Tiếng lịch bịch của người quăng dưa, người chụp dưa. Đôi tay nào cũng rắn chắc, đôi tay nào cũng chai sần, cũng đầy sẹo và chi chít bụi đất bám vào kẻ tay lẫn móng tay.

Chênh vênh đời cửu vạn - Bài 1: Bán sức đổi cơm ảnh 7

Để có tiền trang trải cuộc sống khi ít khi nhiều, anh em cửu vạn đã phải đánh đổi rất nhiều. Đánh đổi bằng giấc ngủ chập chờn, chờ nghe bánh xe tải từ từ lăn bánh vào chợ

Anh Vương không có đội nhóm hay tổ nào ở chợ này cả, anh kể chỉ mới vào nghề từ độ thất nghiệp sau dịch Covid. Trước đây anh làm bảo vệ nhà hàng, là lao động chính trong gia đình 4 người với mức lương 8 triệu. Vợ anh mới sinh chưa tròn năm thì dịch dã ập xuống, nhà hàng sang mặt bằng, đóng cửa. Không có một khoản trợ cấp nào, không có một khoản bảo hiểm nào, tháng lương dang dở cũng không nghe ai nhắc đến. 

Ban đầu anh xin đi làm bảo vệ một công ty khác nhưng không quen, thử việc không đạt phải nghỉ ngay tháng đầu tiên, lang thang thêm vài tuần nữa thì đối mặt với các khoản chi tiêu, các phát sinh tiền ăn, tiền học, tiền sữa cho các con… 

Anh Vương đến với nghề cửu vạn chợ đầu mối Thủ Đức trong một đêm chạy xe vòng vòng quanh thành phố xem ai đang cần người làm việc. Việc nhẹ không ai cần, việc vừa sức cũng đủ người. Chỉ có công việc nặng nhọc ở bến chợ nửa đêm vẫn tấp nập. Suy nghĩ một lúc rồi anh vào tìm người quản lý các đội bốc vác xin một chân bốc vác.

“Mình làm mới 4 tháng thôi, cũng đã bắt đầu quen dần, biết cách lên hàng, xuống hàng có động tác để không trật cổ, trẹo vai. Nhớ hồi mới bắt đầu cả người ê ẩm, tiền công cũng ít ỏi do chưa quen nên ít người gọi. Muốn bỏ cho rồi, nhưng bỏ việc lúc này biết làm gì đây, người người thất nghiệp nặng nhọc mấy cũng phải cố thôi”. 

Ở đây không chỉ mỗi anh Vương bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 vừa qua, có rất nhiều lao động trung niên mất việc đi làm nghề tự do rồi nương thân vào chốn chợ đò là cách có việc nhanh nhất, có tiền nhanh nhất mà các anh em ở đây chọn lựa.

Để có tiền trang trải cuộc sống khi ít khi nhiều, anh em cửu vạn đã phải đánh đổi rất nhiều. Đánh đổi bằng giấc ngủ chập chờn, chờ nghe bánh xe tải từ từ lăn bánh vào chợ, chờ nghe tiếng còi huy động anh em. Ngủ say mấy, những dấu hiệu của nghề ít an em nào bỏ lỡ. Nghề cửu vạn đổ mồ hôi là chuyện đương nhiên. Nhưng ngoài những giọt mồ hôi, có khi họ còn đổ cả máu...

Bài 2: Đồng tiền khốn khó!

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.