Chi phí quốc phòng toàn cầu đạt ngưỡng 1,67 nghìn tỷ USD

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho rằng nếu chỉ dùng 10% ngân sách quốc phòng toàn cầu, chúng ta có thể xóa được nạn đói trên toàn thế giới.
Chi phí quốc phòng toàn cầu đạt ngưỡng 1,67 nghìn tỷ USD

Tình trạng căng thẳng quân sự gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới đã khiến các nước tăng mạnh chi phí quốc phòng trong năm vừa qua.

So với năm 2014, tổng số tiền các nước chi cho quân sự trong năm 2015 đã tăng 1% lên tới con số khổng lồ 1,67 nghìn tỷ USD.

Các khu vực tăng mạnh chi phí quốc phòng chủ yếu là châu Á và Đông Âu và Trung Đông. Các nước phương Tây vẫn duy trì được cắt giảm chi tiêu quân sự như các năm trước.

Chi phí quân sự ở châu Á và châu Đại Dương tăng 5,4%, ước tính lên đến 438 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm 49%.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,4% trong năm qua lên 215 tỷ USD. Trung Quốc trở thành quốc gia có mức chi tiêu quân sự cao thứ hai trên thế giới.

Chi phí quốc phòng toàn cầu đạt ngưỡng 1,67 nghìn tỷ USD ảnh 1

Chi tiêu quân sự của Washington trong năm 2015 là 596 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm 2014 và giảm nhẹ so với mức chi trong những năm gần đây nhưng Mỹ vẫn là quốc gia có chi phí quốc phòng số một toàn cầu.

Trong giai đoạn 10 năm (2006-2015) trong khi ngân sách quân sự của Hoa Kỳ giảm 4% thì chi tiêu quân sự của Trung Quốc lại bùng nổ, tăng tới 132%. Các nước như Ả Rập Xê Út và Nga cũng tăng lần lượt từ 97% và 91%.

Các thống kê này được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 4/4. Trong báo cáo của SIPRI cũng cho rằng giá dầu cao đã góp phần làm tăng chi tiêu quân sự ở nhiều nước trong thập kỷ qua.

Ngoài ra tình hình Nga ở Syria, tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cũng là những yếu tố gia tăng mạnh chi phí quân sự.

Theo SIPRI, các bất ổn trong khu vực châu Á do tham vọng bành trướng Trung Quốc trên biển cũng như mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên khiến chi tiêu quân sự tại các nước Indonesia, Philippines, Nhật Bản tăng lên.

Cùng với đó chi tiêu quân sự ở Bắc Mỹ và Tây Âu và Trung Âu đã giảm kể từ năm 2009, phần lớn là kết quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng như việc Mỹ và đồng minh rút quân khỏi Afghanistan và Iraq.

Ả Rập Xê Út với 87,2 tỷ USD, vượt qua Nga trở thành quốc gia thứ ba trong danh sách các nước mạnh tay chi cho quân sự. Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Nga xếp ở mức thứ 4 với 66,4 tỷ USD.

Nếu trong năm 2014, Pháp là quốc gia thứ 4 có mức chi tiêu quân sự cao nhất thế giới, thì tới năm 2015 quốc gia này đã tụt xuống vị trí thứ 7, xếp sau Anh và Ấn Độ.

Chi tiêu quân sự của Iraq đã tăng 536 % từ khoảng giữa 2006 và 2015 - mức tăng lớn nhất so với bất cứ quốc gia nào thời điểm đó.

SIPRI cho rằng nếu chỉ dùng 10% ngân sách quốc phòng toàn cầu, chúng ta có thể xóa được nạn đói trên toàn thế giới.

Nếu mỗi 10 USD dành cho chi tiêu quốc phòng toàn cầu bỏ ra 1 USD trong đó, chỉ cần 15 năm số tiền này có thể giúp được cho toàn bộ người nghèo trên Trái đất.

Vũ Minh

Bình luận

Tran Xuan Xanh

Nghịch lý của loài người là chán gét chiến tranh nhất, nhưng lại chi phí cho sản xuất vũ khí là nhiều nhất so với các ngành kinh tế khác để nuôi sống loài người./.

Thích Trả lời

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.