Chỉ thay đổi phương án thi THPT quốc gia nếu học sinh không trở lại trường sau 15/6

Xuất hiện tâm lý trông chờ bỏ thi THPT quốc gia  do dịch Covid-19 kéo dài, tuy nhiên Bộ GD-ĐT khẳng định chỉ thay đổi phương án tổ chức thi nếu không thể đi học trở lại sau ngày 15/6.
Chỉ thay đổi phương án thi THPT quốc gia nếu học sinh không trở lại trường sau 15/6
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ này đang xây dựng các phương án tổ chức thi THPT quốc gia 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, học sinh có thể đi học trở lại vào ngày 30/5 và chậm nhất là ngày 15/6 thì chương trình học của học sinh đến ngày 15/7 vẫn hoàn thành và kết thúc năm học vào thời điểm đó cùng với việc học trực tuyến, học trên truyền hình trong thời gian nhà trường tạm đóng cửa.
Với cách tính này, học sinh  lớp 12 vẫn có 3 tuần ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu vào ngày 11/8.
Tuy nhiên, ông Độ cũng cho rằng kỳ thi sẽ được tổ chức với tinh thần giảm tải nhiều nhất có thể để tổ chức thi theo đúng luật. Trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 vẫn kéo dài, học sinh đi học trở lại sau ngày 15/6 thì Bộ sẽ trình Quốc hội để có sự điều chỉnh phù hợp.

Với thông tin này, có thể thấy các thí sinh chuẩn bị dự thi THPT quốc gia năm nay không nên có tâm lý trông chờ bỏ thi. Việc đi học trở lại vào thời điểm nào cũng không có nghĩa là không thể học tập, ôn luyện dù thực tế có nhiều khó khăn khi học trực tuyến hay học trên truyền hình.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lê Quý Đôn cho biết, nếu học sinh trở lại trường học muộn nhất 15/6, các nhà trường chỉ còn đúng 1 tháng để dạy học, sẽ có nhiều việc thực hiện cùng lúc nên từ bây giờ các trường phải lên kế hoạch chi tiết mới đảm bảo.

Vì chương trình học kỳ II đã được rút gọn, học sinh không quá nặng nề nên ông Bình ủng hộ phương án vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Theo ông Bình, phương án này giữ ổn định cho các địa phương trong việc tổ chức thi, xét tốt nghiệp THPT, đồng thời không gây xáo trộn phương án tuyển sinh ĐH.

Trong trường hợp vì nghỉ học kéo dài phải thay đổi phương án thi sẽ rất gấp rút cho các địa phương, nhà trường đồng thời thí sinh sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về cách thức tuyển sinh ĐH.

Như vậy, dù với phương án nào thì thí sinh cũng cần chú trọng ôn tập, không chủ quan, bị động trông chờ hoãn, bỏ thi THPT quốc gia vì còn phải đối mặt với tuyển sinh ĐH.

Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Tiến sĩ Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, độ khó của đề thi tham khảo THPT quốc gia năm nay giảm hơn so với đề thi tham khảo và đề thi chính thức của kỳ thi năm 2019...
Ông Hồng khẳng định, đề thi chính thức của kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ tuân thủ đúng quy định trong hướng dẫn điều chỉnh chương trình, Bộ: "Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản và các nội dung mà hướng điều chỉnh này yêu cầu "không dạy, không làm, không thực hiện; khuyến khích học sinh tự học".
Tuy nhiên, phần “tự học có hướng dẫn” thì không phải là khuyến khích mà là yêu cầu bắt buộc nên vẫn có thể kiểm tra, hoặc ra trong đề thi.
Theo An ninh Thủ đô
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.