Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước?

Toàn bộ giai đoạn "Tam Quốc" chỉ là con đường đi tới diệt vong của Thục Hán, mà căn nguyên thực sự được cho là đã xảy ra từ khi chiến lược của Khổng Minh mới "ra lò".
Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước?

Cốt lõi của "tam phân thiên hạ"

Ngày này, có nhiều ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Thục Hán xuất phát từ sự kiện Quan Vũ để mất Kinh Châu về tay Đông Ngô, khiến Thục gần như bị "bế quan tỏa cảng", không còn cách đột phá ra khỏi lãnh thổ của mình.

Sự kiện này có thể coi là điểm mấu chốt trong sự sụp đổ của toàn bộ "Long Trung đối sách" nhằm duy trì thế "tam phân thiên hạ" của Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên, có quan điểm nói rằng, sự thất bại thực sự của Khổng Minh đã đến từ trước đó rất lâu, khi ông không thể thuyết phục Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu khi khu vực này còn nằm trong tay Lưu Biểu, chứ chưa sáp nhập vào Đông Ngô.

"Long Trung đối sách" là chiến lược căn bản mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị từ khi ông còn ở "lều cỏ". Mục tiêu của chiến lược này là "liên Ngô kháng Tào".

Trong khi đó, Khổng Minh cũng chỉ ra, điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu nói trên là phải có được Kinh Châu trong tay.

Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước? - anh 1

"Long Trung đối" của Khổng Minh đã bị ông thực hiện thất bại từ đầu?

Dù sau đại chiến Xích Bích, Lưu Bị cũng "mượn" được Kinh Châu từ Tôn Quyền, song thời thế đã không còn như trước. Khổng Minh hiểu rõ, cùng là một miếng đất, nhưng đoạt lấy khi nào và từ tay ai lại mang ý nghĩa chiến lược hoàn toàn khác biệt.

Đương thời, Tào Tháo còn mải bình định phương Bắc, chưa thể xua quân Nam hạ, trong khi Tôn Quyền và Lưu Biểu diễn ra tranh chấp.

Nếu tại thời điểm này, Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu từ tay Biểu thì ông có thể dễ dàng sở hữu một địa bàn độc lập mà không phát sinh vấn đề chủ quyền, dẫn đến xung đột với Đông Ngô như sau này.

Như vậy, với việc Tào Tháo tấn công Giang Đông, sự liên kết của Tôn Quyền và Lưu Bị cũng sẽ được hiện thực hóa trong vai vế bình đẳng hơn.

Ngược lại, trên thực tế, quân đội Lưu Bị đã bị Tào Tháo đè bẹp ở Tân Dã, buộc ông phải cử Khổng Minh làm thuyết khách đến cầu viện Đông Ngô. Về lý thuyết, Lưu Bị luôn ở "chiếu dưới" trong quan hệ đồng minh với Tôn Quyền.

Ngay trong chiến dịch Xích Bích, quân đội chủ đạo đem lại thế thắng cho "liên quân" thực chất cũng là thủy quân của Chu Du.

Qua các điểm này, có thể thấy được ý nghĩa lớn nhất của việc "không bỏ lỡ thời cơ đoạt Kinh Châu" chính là Lưu Bị sẽ được "danh chính ngôn thuận" sử dụng Kinh Châu mà không vấp phải sự chất vấn chủ quyền từ Giang Đông. Có như vậy, "Long Trung đối" mới được thực thi triệt để.

"Sớm muộn cũng để chủ công ngồi cao trên thành Nam Đô"

Khi "cơ hội vàng" trôi qua, lịch sử Tam Quốc đã ghi nhận tranh chấp chủ quyền cực lớn giữa Thục và Ngô tại Kinh Châu.

Việc Gia Cát Lượng buộc dựa vào mưu lược để "mượn sức" Đông Ngô đoạt lấy Kinh Tương vô hình trung đã thừa nhận sự góp phần và ăn chia hợp lý của Giang Đông tại khu vực này.

Kinh Châu được Thục tận dụng hiệu quả trong suốt 10 năm trời, nhờ đó thôn tính địa bàn chiến lược thứ 2 là Ích Châu, đủ thấy giá trị địa - chính trị của Kinh Châu không gì thay thế được.

Nhưng mối ẩn họa đối với Thục Hán là sự ổn định khu vực này chỉ là tạm thời. Đông Ngô nhiều lần dùng các biện pháp ngoại giao yêu cầu hoàn trả Kinh Châu, trong khi Khổng Minh chỉ có thể "khất lần" để nuôi dưỡng thực lực với mục đích nuốt trọn được địa bàn này.

Có quan điểm nói rằng điều Khổng Minh lo ngại nhất mà không thể ngăn được chính là Quan Vũ trở thành đại tướng trấn thủ Kinh Châu.

Việc Quan Vũ "đổ thêm dầu vào lửa" dẫn tới xung đột bùng phát và ông để mất Kinh Châu là thực tế, nhưng chỉ là hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn âm ỉ trong suốt 10 năm trời.

Nguyên nhân rất đơn giản, Lưu Bị là phe được lợi và đương nhiên muốn duy trì hiện trạng Kinh Châu, đồng thời "hợp tác hòa bình" với Đông Ngô.

Trong khi đó, Giang Đông là phe chịu thiệt và thậm chí còn bị lợi dụng. Do đó, việc Tôn Quyền phát binh lấy Kinh Châu chỉ là vấn đề thời gian, Thục Hán hy vọng dùng các chính sách ngoại giao để "lần lữa" chỉ là phương án câu giờ, hoàn toàn không xử lý được vấn đề.

Chính vì vậy, có quan điểm bênh vực Quan Vũ nói rằng, việc đoạt lại Kinh Châu từ Thục đã là chiến lược tất yếu của Đông Ngô, cho nên việc Quan Vân Trường có thủ Kinh Châu hay thậm chí là Khổng Minh trực tiếp trấn giữ cũng không thay đổi được gì.

Cho dù Quan Vân Trường không thua trước Lữ Mông, Lục Tốn năm 219 và Kinh Châu chưa mất, thì những năm sau đó, đây vẫn sẽ là khu vực "nóng" nhất trong mâu thuẫn Ngô - Thục.

Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước? - anh 2

Để thua trước Lữ Mông là thất bại của Quan Vũ, song để dẫn đến mâu thuẫn Ngô - Thục lại là sai sót của Khổng Minh và Lưu Bị.

Cũng có ý kiến nói rằng, không phải Gia Cát Lượng không muốn sớm đoạt Kinh Châu. Ông từng nhiều lần thuyết phục Lưu Bị ra tay nhưng không được nghe theo.

Nhiều sự kiện về sau đã chứng minh, Lưu Bị chắc chắn là người sẵn sàng đi ngược lại đạo đức để hành sự. Điều mà Khổng Minh thất bại chính là không đưa ra được một cái cớ hợp lý để Bị thực hiện việc đó với Lưu Biểu.

Trong một hoàn cảnh tương tự, Bàng Thống - nhân vật tề danh cùng Khổng Minh - đã giúp Bị tìm được một lý do "danh chính ngôn thuân", giúp ông ta vượt qua "trở ngại đạo đức" mà đoạt lấy Tây Xuyên.

Câu nói "sớm muộn cũng để chủ công ngồi cao trên thành Nam Đô (Kinh Châu)" mà Khổng Minh nói với Lưu Bị xem ra đã trở thành trò cười, bởi thất bại của họ rất có khả năng xuất phát từ chính thời điểm "sớm muộn" đó mà thôi.

Xem thêm:

- 10 sai lầm của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại

- Cái chết oan nghiệt của Trương Phi: Lưu Bị, Khổng Minh đứng sau 'giật dây'

- Bí ẩn lăng mộ của các anh hùng Tam Quốc

- Tào Tháo - 'Anh hùng' khó qua ải mỹ nhân

- 8 nhà quân sự đại tài trong lịch sử Trung Quốc

Theo Trí Thức Trẻ

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.