Chiến thuật "bất thường" của quân đội Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chuyên gia phương Tây lưu ý, trong quân sự, phòng thủ bị động hiếm khi là một ý tưởng hay.
Ukraine đang thực hiện chiến thuật phòng thủ chủ động trong cuộc chiến với Nga. Ảnh: Foreign Policy.
Ukraine đang thực hiện chiến thuật phòng thủ chủ động trong cuộc chiến với Nga. Ảnh: Foreign Policy.

Theo hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 21/1, trong cuộc xung đột với Nga, quân đội Ukraine ở tiền tuyến đang sử dụng chiến thuật "phòng thủ chủ động". Trước đây, chính nhờ khái niệm này mà quân đội Ukraine đã giải phóng một phần đáng kể lãnh thổ vùng Kharkov dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga trong cuộc phản công vào tháng 9/2022.

Theo Edward Arnold, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng (RUSI) có trụ sở tại Anh, phòng thủ tích cực là việc giữ vững các tuyến phòng thủ, đồng thời tiến hành phản công với hy vọng tìm ra điểm yếu có thể dẫn đến sự sụp đổ tuyến phòng thủ của đối phương. Chuyên gia Arnold nhấn mạnh: “Một trong những nguyên tắc của phòng thủ chủ động là hành động tấn công".

Theo ông, việc duy trì một tuyến phòng thủ linh hoạt sẽ cho phép phía Ukraine không chỉ củng cố lực lượng mà còn đảm bảo sự sẵn sàng phản công khi có cơ hội. Nhà phân tích của RUSI nói thêm: “Phòng thủ bị động hiếm khi là một ý tưởng hay trong quân sự vì nó hạn chế khả năng điều động”.

Trước đó ngày 16/1, Đại tá Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lực lượng trên bộ của Ukraine, cho biết các binh sĩ nước này đang thực hiện chiến thuật “phòng thủ chủ động” vì quân đội Ukraine không còn tìm cách giành lại lãnh thổ sau cuộc phản công thất bại.

Ông Syrskyi nói với hãng tin Reuters: “Mục tiêu của chúng tôi vẫn không thay đổi: Giữ vững vị trí của mình, khiến đối phương kiệt sức bằng cách gây tổn thất tối đa”.

Theo Đại tá Syrskyi, các lực lượng Nga đang gây sức ép ở nhiều khu vực dọc theo mặt trận dài hàng 1000km với mục đích giành toàn quyền kiểm soát Donbas. Ông Syrskyi thông báo các lực lượng Ukraine đang phát động các cuộc phản công quy mô nhỏ để khiến quân Nga phải cảnh giác, điều mà ông mô tả là "phòng thủ chủ động".

Về phần mình, cựu Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn Aidar, từng tham gia xung đột tranh Nga-Ukraine Yevgeny Dikiy, cho rằng quân đội Ukraine sẽ buộc phải rơi vào thế phòng thủ nếu chính quyền Mỹ không chấp thuận phân bổ hàng chục tỷ USD viện trợ cho Kiev trong năm nay.

Tiếp đó, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, Andriy Ermak, thừa nhận phía Ukraine sẽ gặp khó khăn ở mặt trận và không thể tiến hành cuộc phản công trước các lực lượng Nga do thiếu viện trợ từ phương Tây.

Ukraine hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực đáng kể và đang nỗ lực đạt được thỏa thuận về luật huy động mới. Viện trợ của phương Tây cũng đang cạn kiệt vì Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê duyệt hơn 60 tỷ USD bổ sung cho cuộc chiến ủy nhiệm mà Tổng thống Biden đã yêu cầu.

Bất chấp tình hình trên, giới lãnh đạo chính trị Ukraine vẫn khẳng định Kiev có thể giành chiến thắng. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov mới đây cho biết Kiev vẫn chưa từ bỏ mục tiêu khôi phục “biên giới lãnh thổ năm 1991”.

Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.
Kiến trúc độc đáo cũng là điểm thu hút ngôi chùa này.
Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây
(Ngày Nay) - Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.