Chiến tranh Iraq: 'Vết nhơ' trong di sản của Colin Powell

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi còn sống, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell hiểu rằng tên tuổi của mình sẽ mãi mãi gắn liền với cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003, vị tướng này đã hối tiếc khi chấp nhận đánh đổi danh tiếng và uy tín cá nhân của mình cho những thông tin tình báo sai lệch để biện minh cho cuộc chiến vô nghĩa của nước Mỹ.
Ngoại trưởng Colin Powell giơ một chiếc lọ mà ông cho là có chứa mầm bệnh than, khi đưa ra bằng chứng về các chương trình vũ khí sinh học của Iraq trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Colin Powell giơ một chiếc lọ mà ông cho là có chứa mầm bệnh than, khi đưa ra bằng chứng về các chương trình vũ khí sinh học của Iraq trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

“Tôi không nói dối. Tôi không biết nó không phải là sự thật. Tôi là Ngoại trưởng chứ không phải giám đốc tình báo”, ông Powell bào chữa trong một cuộc phỏng vấn năm 2005, chỉ vài tháng sau khi bị chính quyền Tổng thống George W. Bush yêu cầu từ chức. “Tôi không dành nhiều thời gian để tự vấn, bởi vì tôi không thể thay đổi bất cứ điều gì. Tôi đã từng chứng kiến ​​người ta dằn vặt bản thân và tự hỏi lẽ ra điều gì nên làm khác đi.”

Đúng như lời của Powell, người đã qua đời hôm thứ Hai ở tuổi 84 vì biến chứng của bệnh COVID-19 sau khi điều trị ung thư, ông đã không quá để tâm tới cuộc chiến Iraq sau khi rời ghế Ngoại trưởng. Ông đã dành phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời mình để diễn thuyết về khả năng lãnh đạo và các giá trị của nước Mỹ.

Powell đã đến thăm một số tổ chức địa phương để giúp đỡ những thanh niên gặp khó khăn. Ông đã thành lập một viện chính sách tại trường đại học cũ của mình để đưa những người trẻ tuổi - đặc biệt là người thiểu số, người nhập cư và con cái của họ hưởng các ưu đãi dịch vụ công.

Tất cả nhằm gây dựng lại danh tiếng của mình như một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất ở Mỹ.

Nhưng bất chấp quyết tâm của Powell, "vết nhơ'' Iraq chưa bao giờ thực sự biến mất. Nếu được hỏi về trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông, vị cựu Ngoại trưởng luôn thừa nhận: “Nó rất đau đớn. Thực sự là đau đớn."

Hơn 4.000 người Mỹ và hàng trăm nghìn thường dân Iraq đã chết kể từ khi cuộc chiến tranh nổ ra vào năm 2003. Mặc dù Iraq từ lâu đã là một "vạc dầu" sôi sục tại Trung Đông, nhưng chính sự can dự của quân đội Mỹ đã thổi bay đã đẩy quốc gia này vào vòng xoáy bạo lực và khủng hoảng kinh tế, đồng thời tạo ra những thách thức lâu dài cho Mỹ tại Afghanistan, Syria,...

Chính trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991) đã giúp mang lại danh tiếng cho Colin Powell. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân - người trẻ nhất trong lịch sử và là vị tướng da đen đầu tiên nắm giữ chức vụ này, chính Powell là người đã khuyên Tổng thống George H.W. Bush cùng liên quân phương Tây can dự cuộc xâm lược Kuwait của nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.

Lời khuyên đó là biểu hiện rõ ràng đầu tiên về những gì được báo giới thời đó mô tả là Học thuyết Powell.

Nguyên lý của học thuyết này gói gọn trong thông điệp: Quyết định những gì muốn đạt được, thực hiện nó và rút lui. Hàng trăm nghìn binh sĩ Mỹ đã tham gia vào chiến dịch rất thành công này vào đầu năm 1991. Trước sự thất vọng của một số quan chức "diều hâu" tại Washington, cuộc chiến đã kết thúc chóng vánh trong vòng vài tuần, sau khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait.

Chiến tranh Iraq: 'Vết nhơ' trong di sản của Colin Powell ảnh 1

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Colin Powell đến Arab Saudi để bàn bạc về Chiến dịch Lá chắn Sa mạc năm 1991. Ảnh: Reuters

Một nguyên lý khác, một bài học rút ra trong hai lần tham chiến tại Việt Nam: Đừng làm điều đó trừ khi người dân Mỹ hiểu và hoàn toàn ủng hộ.

Hình ảnh tướng Powell mặc bộ đồ sa mạc đã thu hút ống kính truyền hình khi ông đến thăm quân đội Mỹ đang tập trung đông đảo ở Arab Saudi. Cũng là Powell, người đã lên truyền hình mỗi ngày để giải đáp những gì đang xảy ra tại Kuwait và ý nghĩa của cuộc chiến.

Nhưng gần 12 năm sau, khi một chính quyền mới nhậm chức tại Washington quyết tâm loại bỏ Saddam Hussein, Colin Powell đã ở một vị trí hoàn toàn khác.

Powell đã phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa đề cử George W. Bush vào năm 2000 và xuất hiện một số buổi diễn thuyết để trấn an cử tri trước lo ngại về việc ông thiếu kinh nghiệm về chính sách đối ngoại.

Một tháng trước lễ nhậm chức của Bush, Powell là người đầu tiên được công bố là thành viên nội các mới. Với tư cách là Ngoại trưởng sau vụ khủng bố ngày 11/9 năm 2001, ông đã đi khắp thế giới để thuyết phục các chính phủ ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ.

Nhưng đến mùa hè năm 2002, thời thế đã thay đổi. Phó Tổng thống Mỹ khi đó là Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, bắt đầu chuyển sự chú ý sang Iraq, Powell lại cố gắng cảnh báo Tổng thống Bush.

Ông lập luận rằng họ cần phải hoàn thành sứ mệnh tại Afghanistan. Kế hoạch của quân đội Mỹ còn quá lỏng lẻo còn sự hỗ trợ của công chúng và quốc tế chưa đủ. Nhưng khi đó, chính quyền Bush cho rằng Colin Powell không nên can thiệp vào kế hoạch quân sự Iraq.

Tuy nhiên, khi thuyết phục thế giới về mối đe dọa mà Saddam Hussein gây ra, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã quyết định rằng Powell - người luôn được công chúng mến mộ hơn so với Tổng thống Bush hoặc bất kỳ ai khác trong chính quyền, là người đảm nhận công việc này.

Vào tháng 2 năm 2003, khi nước Mỹ vẫn còn lo sợ về khả năng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố nữa, sự tín nhiệm của Powell với tư cách là một nhà lãnh đạo quân sự và chiến lược gia an ninh đã giúp bài phát biểu của ông trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tăng phần thuyết phục.

Bám lấy luận điểm về việc chính phủ Iraq đang sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, Powell cho biết trong bài phát biểu của mình, diễn ra chỉ vài tuần trước khi cuộc xâm lược bắt đầu: “Mọi tuyên bố của tôi hôm nay đều được hỗ trợ bởi các nguồn tin, những nguồn tin vững chắc. Đây không phải là những lời khẳng định. Những gì chúng tôi đang cung cấp cho các ngài là những dữ kiện và kết luận dựa trên thông tin tình báo vững chắc.”

Bài phát biểu đã gây được tiếng vang lớn, làm dấy lên sự hoài nghi của công chúng về một cuộc xâm lược hầu như chỉ trong một đêm. Nếu Powell nói điều đó, và báo chí đưa tin hàng loạt về dẫn chứng của vị Ngoại trưởng Mỹ, thông tin đó phải là sự thật.

Chiến tranh Iraq: 'Vết nhơ' trong di sản của Colin Powell ảnh 2

Tổng thống George H.W. Bush theo dõi bài phát biểu của Ngoại trưởng Powell trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Sau khi các nhà điều tra và nhân viên quân sự của Liên Hợp Quốc không phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào về vũ khí hạt nhân hoặc sinh học tại Iraq, Powell đã đổ lỗi cho những sai sót trong quy trình tình báo của Mỹ thay vì thừa nhận những lời nói dối của phe "diều hâu" trong chính quyền Washington.

Phát biểu sau khi từ chức, Powell nói rằng ông rất thất vọng khi biết rằng một số cơ quan trong cộng đồng tình báo đã có những nghi ngờ về các nguồn tin được trích dẫn trong bài phát biểu của ông tại trụ sở Liên Hợp Quốc.

Những cuộc điều tra sau đó cho thấy các quan chức tình báo đã cảnh báo Giám đốc CIA lúc bấy giờ là George Tenet về bài phát biểu của Colin Powell, bao gồm cả nguồn tin đằng sau tuyên bố rằng Iraq đang sử dụng các phòng thí nghiệm di động để sản xuất vũ khí sinh học.

Cuộc điều tra cho thấy George Tenet đã không nói với Powell về những cảnh báo đó.

Bản thân Tenet đã nói rằng ông ta không biết về những lo ngại về nguồn tin cho đến sau này, nhưng Powell vẫn rất bất bình.

“Vậy là xong”, Powell nói trong cuộc phỏng vấn năm 2005. "Đó là vết nhơ trong hồ sơ của tôi. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơ sở để đi đến chiến tranh."

Đối với nhiều người Iraq, cái tên Colin Powell gợi lên hình ảnh một người đàn ông với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ đã đứng trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2003 để cung cấp bằng chứng giả, dẫn đến cuộc xâm lược sau đó.

Bài phát biểu của Powell tại trụ sở Liên Hợp Quốc là một phần quan trọng của các sự kiện mà nhiều người cho rằng đã phải trả giá đắt cho nhiều sinh mạng tại Iraq và Trung Đông.

“Tôi rất tiếc Colin Powell trước khi chết đã không bị xét xử vì tội ác ông ta gây ra với Iraq. Nhưng tôi chắc chắn rằng tòa án của Thượng đế sẽ chờ đợi ông ta", theo Muntadher al-Zaidi, một nhà báo Iraq, người nổi tiếng vì ném giầy về phía Tổng thống George W. Bush trong một cuộc họp báo ở Baghdad năm 2008.

Sau khi thông tin Powell qua đời được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đề cập đến di sản của ông tại Bộ Ngoại giao. “Ông ấy có thể thừa nhận sai lầm. Đó chỉ là một ví dụ khác về tính chính trực của ông ấy."

Theo Washington Post, AP
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?