Chiều mai bão số 10 sẽ đổ bộ vào Nghệ An-Hà Tĩnh

(Ngày Nay) - Dự kiến bão số 10 sẽ đổ bộ vào bờ biển Nghệ An và Hà Tĩnh từ 15h ngày 15/, sức gió giật cấp 15
Chiều mai bão số 10 sẽ đổ bộ vào Nghệ An-Hà Tĩnh

Do ảnh hưởng của hoàn lưu xa cơn bão số 10, ở đảo Lý Sơn và đảo Bạch Long Vỹ đã có gió giật cấp 9, Cồn Cỏ có gió giật cấp 7. 

Hồi 22 giờ ngày 14/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình khoảng 310km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115 đến 135 km/giờ), giật cấp 15. 

Dự báo trong 06 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và có thể mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 15/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị khoảng 170km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. 

Chiều mai bão số 10 sẽ đổ bộ vào Nghệ An-Hà Tĩnh ảnh 1Hình ảnh đường đi của bão số 10

Dự báo trong 06 đến 12 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20- 25km. Đến 10 giờ ngày 15/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. 

Do ảnh hưởng của bão, trong đêm nay (14/09), vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. 

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km; khoảng trưa đến chiều mai (15/09), vùng tâm bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 15/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 đến 50 km/giờ), giật cấp 8. 

Chiều mai bão số 10 sẽ đổ bộ vào Nghệ An-Hà Tĩnh ảnh 2Ảnh mây vệ tinh chụp cơn bão số 10

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) gió mạnh dần lên cấp 8-9, gần sáng và ngày mai (15/09) tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15, biển động dữ dội (Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4). Vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình (bao gồm đảo Hòn Ngư), khu vực phía Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, gần sáng và ngày mai tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12, giật cấp 15; biển động dữ dội (Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4). Khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày mai có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh (Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3). 

Sóng ngoài khơi vùng tâm bão cao trên 10m, vùng ven bờ 5-6m. Ven biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình nước dâng bão có khả năng cao trên 1,0m, riêng khu vực ven biển Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 2,0m. 
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Từ sáng sớm mai (15/09), trên đất liền ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 7-9, gần trưa tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 15 (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4); các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ven biển các tỉnh Thái Bình, NinhBình, Nam Định, Thanh Hóa có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3). 

Cảnh báo mưa lớn: Từ nay đến hết đêm mai (15/09), ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An có mưa to đến rất to (100-300mm), riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm; 
Từ ngày mai đến hết ngày 16/09, ở Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm). 

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng: Từ đêm nay (14/9) đến ngày 17/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. 

TIN LIÊN QUAN
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
(Ngày Nay) - Từ đêm 10 đến sáng 11/9, mưa lớn kéo dài cộng với việc nước sông dâng cao khiến tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua huyện Thường Tín (Hà Nội), đoạn Km191 đến Km192m ngập cả hai chiều khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3
(Ngày Nay) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3 là 1,80m vào sáng sớm 11/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức báo động 3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống.
Ngập lụt tại thành phố Yên Bái sáng 10/9/2024. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Yên Bái oằn mình chống lũ
(Ngày Nay) -  Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài làm nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tổn thất khá nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình trên, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đang nỗ lực chống lũ, chủ động triển khai các lực lượng để ứng phó và xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn nỗ lực đưa người từ tâm lũ ra ngoài. Ảnh: Trần Trang/TTXVN
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh
(Ngày Nay) -  Tại văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết sẽ ưu tiên, xem xét giải quyết theo quy định các đơn hàng nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.