Chiêu trò 'bồi da, đắp thịt, vỗ béo' AVG cho phi vụ 8.900 tỷ đồng

Móc nối dữ liệu kết quả thanh tra, điều tra vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) cho thấy kịch bản dẫn đến thương vụ này khá ly kỳ. Thông tin đối tác nước ngoài hỏi mua AVG; doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ, mua thêm cổ phần các công ty khác chỉ là chiêu trò “bồi da, đắp thịt, vỗ béo” AVG nhằm chuẩn bị cho vụ “áp phe” trị giá 8.900 tỷ đồng sau này.
AVG trong những năm đầu thành lập chủ yếu bán các đầu thu phát sóng. - Ảnh: A. Tuấn
AVG trong những năm đầu thành lập chủ yếu bán các đầu thu phát sóng. - Ảnh: A. Tuấn

“Bồi da đắp thịt” kỳ lạ?

Năm 2008, AVG được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ khi thành lập chỉ là 300 tỷ đồng. Ngành nghề chính gồm 4 lĩnh vực, gồm: Kinh doanh bán đầu thu và phụ kiện; Dịch vụ cước thuê bao; Dịch vụ quảng cáo; Dịch vụ truyền dẫn. Đến ngày 31/12/2014 vốn điều lệ AVG tăng lên thành 2.150 tỷ đồng.

Năm 2014 cũng là thời điểm AVG bắt đầu chào bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. “Năm 2014, AVG đã thống nhất với đối tác nước ngoài (Công ty 8206 Hồng Kông) về việc AVG sẽ bán ít nhất 49% tỷ lệ cổ phần. Người môi giới của Vũ là Tào Nhân Siêu (không xác định được nhân thân, lai lịch) đã nhận đặt cọc 10 triệu USD trước khi ký hợp đồng bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Việc thoả thuận bán cổ phần với Công ty 8206 Hồng Kông không có tài liệu chứng minh và việc nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD chỉ là dự kiến, chưa nhận số tiền này”, cựu Chủ tịch AVG  Phạm Nhật Vũ khai. Cơ quan chức năng xác định lời khai này không có cơ sở.

Theo tài liệu của Thanh tra Chính phủ (TTCP), ngày 15/10/2014, AVG có văn bản gửi Bộ TT&TT xin ý kiến chỉ đạo về việc chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài, trong đó có nội dung: Giá mua cổ phần bằng 7 lần giá vốn, tức là số tiền AVG sẽ nhận được khoảng 525 triệu USD khi bán 75% cổ phần…

Qua nội dung báo cáo trên của AVG cho thấy, AVG đã thoả thuận giá bán và dự kiến đặt cọc 10 triệu USD vào thời điểm trước 15/10/2014. Song câu hỏi đặt ra là vì sao khi đã “chốt” được khách mua, nhưng chỉ trong hai tháng cuối năm 2014, AVG vẫn quyết định bỏ hơn 2.400 tỷ đồng để “ôm” lại cổ phần của Công ty Cổ phần An Viên B.P thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vũ với giá cao gấp 12 lần mệnh giá cổ phần?  Và vì sao AVG “ôm” cổ phần của Công ty CP giống tằm Mai Lĩnh của bà Hoàng Thanh Hằng và Phạm Thu Trang với giá chuyển nhượng cao gấp 17 lần mệnh giá cổ phần? Chưa hết, chỉ trong vòng 20 ngày, AVG đã quyết định tăng vốn điều lệ đến hai lần, nâng từ 2.150 tỷ đồng lên thành 3.628 tỷ đồng vào ngày 19/1/2015.

Khi “ghép nối” những thông tin nêu trên với kết quả điều tra của cơ quan điều tra (CQĐT) Bộ Công an vừa công bố sẽ thấy dư luận hồ nghi về thông tin đối tác nước ngoài hỏi mua AVG, việc tăng vốn điều lệ, mua thêm cổ phần các công ty chỉ là chiêu trò “bồi da, đắp thịt” của AVG, chuẩn bị cho cú “áp phe” trị giá 8.900 tỷ sau này là hoàn toàn có cơ sở.

Theo kết quả điều tra, hai tháng sau ngày AVG tăng vốn điều lệ, ông Nguyễn Bảo Long, Phó Tổng giám đốc Mobifone gọi điện cho Phạm Nhật Vũ hỏi mua AVG. Tại buổi đàm phán đầu tiên, AVG đã chào bán toàn bộ cổ phần AVG cho Mobifone với giá 15.577 tỷ đồng (trong đó trị giá mảng truyền hình là 600 triệu USD, tương đương 13.194 tỷ đồng), gấp gần 5 vốn điều lệ. Sau 5 lần thương thảo, Mobifone và AVG chốt giá 8.898,3 tỷ đồng cho 95% cổ phần AVG.

Trong khi thực tế, TTCP phát hiện sau khi loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình thì trị giá của mảng truyền hình chỉ là 787 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 1.266 tỷ đồng.

Bản thân ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận: biết Phạm Nhật Vũ từ khi ông đương chức Bộ trưởng Bộ TT&TT và chính ông Son là người chỉ đạo trực tiếp, thúc đẩy thương vụ Mobifone mua 95% AVG diễn ra trót lọt. Để rồi sau đó, ông Son được hối lộ 3 triệu USD. Vì vậy dư luận có quyền đặt nghi vấn về một kịch bản “đốt” tiền nhà nước đã được các bị can dàn dựng từ trước.

“Ma thuật” của các công ty thẩm định

Thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định trị giá doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn. Tại thời điểm xác định trị giá doanh nghiệp 31/3/2015 “sức khỏe” AVG rất xấu: Tổng tài sản là 3.260,6 tỷ đồng; nợ phải trả là 1.266,8 tỷ đồng; trị giá còn lại của tài sản cố định là 208,5 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá, doanh nghiệp này hoạt động liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là 1.632,9 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ) song với “ma thuật” của các công ty thẩm định giá, AVG bỗng có trị giá vô cùng lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Điển hình, kết quả thẩm định trị giá AVG do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện là 33.299,4 tỷ đồng; do Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (VCBS) thực hiện là 24.548,1 tỷ đồng (VCBS không có tên trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản); Trị giá AVG do Hanoi Valu thẩm định tại thời điểm 31/3/2015 là 18.519,9 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư và Thẩm định giá AMAX (AMAX) định giá 16.565 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định, kết quả định giá của các công ty này đều không có cơ sở, vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt Nam.

Sau đó, kết quả thẩm định trị giá AVG của AMAX đã được Mobifone sử dụng để đàm phán giá chuyển nhượng với các cổ đông AVG. Đáng chú ý, quá trình điều tra, bị can Phạm Thị Phương An, nguyên Phó Tổng giám đốc Mobifone thừa nhận khi tham gia xây dựng dự án đã biết rõ tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua cổ phần AVG chênh lệch lớn so với giá trị thể hiện trên sổ sách nhưng được tổng giám đốc giao nhiệm vụ ký, thực hiện và nghiệm thu hợp đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG với AMAX. Đặc biệt, bị can Phương Anh cũng biết, Mobifone đã “tuồn” cho AMAX kết quả định giá của VCBS cung cấp cho Mobifone.

Chiêu trò 'bồi da, đắp thịt, vỗ béo' AVG cho phi vụ 8.900 tỷ đồng ảnh 1

Bốn quan chức được Phạm Nhật Vũ hối lộ tổng cộng 6,2 triệu USD (từ trái qua: ông Sơn - Trà - Tuấn - Hải) 

Kết luận điều tra của cơ quan CSĐT, bị can Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Mobifone khai: Sau khi được ông Son gợi ý mua cổ phần AVG đã tìm hiểu và biết tình hình tài chính của AVG xấu, kinh doanh thua lỗ, nợ vay lớn, nếu mua cổ phần AVG sẽ ảnh hưởng lợi nhuận, kết quả kinh doanh của Mobifone, song vẫn đàm phán giá mua AVG 8.898,3 tỷ đồng. 

Tương tự, bị can Cao Duy Hải, Tổng Giám đốc Mobifone khi thấy tình hình tài chính AVG bất ổn, nếu thực hiện dự án sẽ không khả thi nên đã báo cáo cấp trên là Lê Nam Trà và Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, nhưng cả ông Son và Trà đều chỉ đạo Hải phải thực hiện mua dự án. 

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.