Chính quyền Mỹ thay đổi chiến lược để hạn chế Đại học Harvard

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 29/5, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi tín hiệu có thể sẽ rút lại ý định thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard và thay vào đó sẽ theo đuổi một tiến trình mang tính hành chính hơn.
Khuôn viên Đại học Harvard.
Khuôn viên Đại học Harvard.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã gửi thông báo chính thức tới Đại học Harvard, trong đó cảnh báo rằng chính quyền có kế hoạch thu hồi giấy chứng nhận của Harvard theo khuôn khổ Chương trình Sinh viên và Trao đổi Khách mời liên bang, vốn là cơ sở để trường tuyển sinh du học sinh nước ngoài. Harvard, đại học nằm trong nhóm “Ivy League” danh tiếng nhất của Mỹ, có 30 ngày để phản hồi hoặc kháng cáo quyết định trên.

DHS đưa ra thông báo này ngay trước phiên điều trần của Thẩm phán Tòa án liên bang Allison Burroughs tại thành phố Boston (bang Massachusetts), xem xét việc gia hạn sắc lệnh tạm thời ngăn chặn Chính quyền Tổng thống Trump thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard. Trước đó, Harvard cho biết viễn cảnh mất quyền tuyển sinh du học sinh nước ngoài sẽ ảnh hưởng tới khoảng 27% số lượng sinh viên của trường (khoảng 6.800 sinh viên) và gây hậu quả nghiêm trọng. Harvard đồng thời cáo buộc hành động thu hồi quyền tuyển sinh của trường là vi phạm các quyền hợp pháp được qui định trong Hiến pháp Mỹ. Các luật sư của đại học có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts, cho rằng quyết định của DHS “là hành động trả đũa chưa từng có nhằm vào quyền tự do học thuật tại Harvard”, nơi đang theo đuổi một vụ kiện khác phản đối quyết định của Nhà Trắng cắt giảm gần 3 tỷ USD tiền tài trợ nghiên cứu từ liên bang.

Trong diễn biến liên quan, ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết ông sẽ "quyết liệt" thu hồi thị thực của sinh viên đến từ Trung Quốc, vốn từ lâu là nguồn thu hàng đầu của các trường đại học Mỹ. Ông Rubio cũng khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ cũng sẽ sửa đổi các tiêu chí cấp thị thực để tăng cường giám sát tất cả các đơn xin thị thực trong tương lai từ Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc).

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.