Chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Hàn Quốc đối mặt nhiều khó khăn

(Ngày Nay) - Với tân Tổng thống Hàn Quốc, việc nỗ lực khôi phục quan hệ với Trung Quốc trong khi vẫn duy trì liên minh chiến lược Hàn-Mỹ cũng như tăng cường hợp tác ba bên Hàn-Mỹ-Nhật, sẽ là nhiệm vụ đầy khó khăn.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg dự đoán rằng chính sách đối ngoại của chính quyền tân Tổng thống Lee Jae Myung sẽ là một bài toán cân bằng phức tạp, trong bối cảnh Seoul nỗ lực duy trì quan hệ đồng minh chặt chẽ với Washington, đồng thời ổn định quan hệ với Bắc Kinh.

Phát biểu tại hội thảo do Viện Kinh tế Hàn Quốc-Mỹ (KEI) tổ chức ngày 6/6 tại Seoul, cựu Đại sứ Goldberg cho biết chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Lee Jae Myung với trọng tâm cố gắng khôi phục quan hệ với Trung Quốc ở một mức độ nào đó trong khi vẫn duy trì liên minh chiến lược toàn diện Hàn-Mỹ, cũng như tăng cường hợp tác ba bên Hàn-Mỹ-Nhật, sẽ là một nhiệm vụ đầy khó khăn.

Cựu Đại sứ Goldberg cho rằng vấn đề thuế quan sẽ là nội dung cấp bách đầu tiên cần xử lý, tiếp đó là việc nối lại các cuộc thảo luận về Thỏa thuận biện pháp đặc biệt (SMA) liên quan đến quy chế đồn trú của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc.

Ông cũng lưu ý rằng trong khi Washington mong muốn các đồng minh châu Á tập trung vào các thách thức từ Trung Quốc, chính phủ mới ở Seoul lại đặt trọng tâm vào Triều Tiên. Dù hai bên có thể chia sẻ mục tiêu chung, song cách tiếp cận và điều phối có thể khác biệt.

Đánh giá phản ứng ban đầu của Mỹ sau cuộc bầu cử tại Hàn Quốc, ông Goldberg cho rằng mối quan hệ song phương sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian tới.

Ông ví tình thế của Tổng thống Lee Jae Myung như "đi trên dây," đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt trong điều hành đối ngoại.

Ngày 6/6, tân Tổng thống Lee Jae Myung đã cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, trong đó hai bên nhất trí thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán thuế quan.

Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng về việc sắp xếp cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Canada từ ngày 15-17/6 hoặc hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dự kiến sẽ được tổ chức tại The Haye (Hà Lan) từ ngày 24-25/6.

Ngay sau khi đắc cử, tân Tổng thống Lee Jae Myung đã công khai lập trường ưu tiên quan hệ liên minh Hàn-Mỹ, là "nền tảng" cho chính sách đối ngoại "thực dụng" trong khi nỗ lực "ổn định" quản lý quan hệ với Trung Quốc.

Việc tìm ra một cách tiếp cận chính sách tối ưu đối với Trung Quốc mà không làm căng thẳng quan hệ với Mỹ sẽ là một thách thức khó khăn đối với tân Tổng thống Hàn Quốc.

Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Viết tiếp hành trình vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Tháng 1/2025, phát biểu tại lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra dấu mốc đặc biệt “năm 2025, nền báo chí cách mạng Việt Nam tròn 100 năm tuổi - một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường lịch sử vẻ vang của nền báo chí cách mạng đồng hành cùng sự ra đời, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
Xử lý tài sản công dôi dư và quan tâm tới công tác cán bộ, nguồn nhân lực
(Ngày Nay) - hiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác phòng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, cùng với các vấn đề về công tác cán bộ và nguồn nhân lực trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy và sáp nhập đơn vị hành chính.