Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp: Không phải cái gì cũng cấm tiệt!

Học sinh được sử dụng điện thoại di động phục vụ việc học tập trên lớp đang khiến dư luận quan tâm. Ông Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi để làm rõ hơn vấn đề này.
Cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trên lớp: Không phải cái gì cũng cấm tiệt!

Theo đó, một trong những điểm mới của Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT) là cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp để phục vụ mục đích học tập và phải được sự đồng ý của giáo viên.

Xung quanh vấn đề này, ông Quách Tuấn Ngọc – nguyên Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi trên Báo Giáo dục & Thời đại.

Phải được phép của giáo viên, không có chuyện thoải mái, tùy tiện

- Nhiều người lo lắng trước quy định cho phép học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp để phục vụ mục đích học tập. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Theo tôi, quy định trên được nêu trong Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học tương đối kín kẽ.

Trước tiên theo tôi hiểu, tên Điều lệ này áp dụng cho các trường có yếu tố Trung học là chính. Không phải là điều lệ dành cho trường tiểu học, mẫu giáo.

Cụ thể, Khoản 4 Điều 37 của Điều lệ trên quy định các hành vi học sinh không được làm là: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Quy định này có thể hiểu, học sinh chỉ được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác (như máy tính bảng…) trong lớp học khi được giáo viên cho phép và chỉ dùng để phục vụ mục đích học tập.

Như vậy, không có chuyện học sinh thoải mái, tùy tiện muốn dùng điện thoại ra dùng trong lớp học lúc nào cũng được và càng không có chuyện sử dụng tùy ý, tùy tiện mà phải được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ vào mục đích học tập.

Vì thế, giáo viên có trách nhiệm cho phép học sinh dùng hay không dùng điện thoại trong lớp học và dùng như thế nào để phục vụ vào mục đích học tập.

- Ông nghĩ thế nào về tính mở trong quy định trên?

Có thể nói, quy định trong Thông tư được xây dựng theo hướng mở có điều kiện, mở đường cho việc tiếp cận sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh trong lớp học.

Trước đây, chúng ta có thể quen với việc trong một số trường hợp, cơ quan quản lý không quản được thì cấm. Nay thời đại đã khác, không phải cái gì cũng cấm tiệt, mà cần mở đường cho công nghệ mới đi vào.

Tôi cũng muốn nhắc lại chuyện những ngày đầu Việt Nam chúng ta tranh cãi việc có cho mở kết nối Internet hay không? Lợi chưa thấy nhưng bao nhiêu điều tai hại được nhiều người đưa ra như: Có rất nhiều thông tin độc hại như bạo lực, khiêu dâm, rất nhiều thông tin phản động… nghe là thấy hoảng rồi.

Cuối cùng ta đưa ra chủ trương là “Quản lý được tới đâu thì cho mở đến đấy”. Chỉ sau mấy năm thực hiện thấy ổn, thấy mặt tích cực thì chủ trương đưa ra là “Quản lý phải theo kịp sự tiến bộ của công nghệ”. Nhờ đó chúng ta mới có Internet mà dùng như ngày nay.

- Theo ông, Điều lệ chỉ nói nguyên tắc chung, còn những điều kiện thực hiện như thế nào?

-Thực tế, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, máy tính bảng hay điện thoại di động, Smartphone đều là những thiết bị ngày càng phổ dụng. Trên thực tế, nhiều nơi đã đưa máy tính bảng vào dùng trong lớp học.

Lưu ý là máy tính bảng có thể cắm sim điện thoại, dùng không khác gì điện thoại thông minh. Nhưng phải lưu ý là, tùy điều kiện cụ thể mà thực hiện.

Đó là điều kiện kinh tế cho phép (giá thành điện thoại thông minh, máy tính bảng  khá cao, không phải ai và vùng nào cũng sắm được), điều kiện về công nghệ như kết nối đường truyền hay wifi đủ lớn, không nghẽn mạng, phụ thuộc vào sự đồng thuận của cả phụ huynh trong việc sắm máy điện thoại cho con học, phụ thuộc vào trình độ của ban giám hiệu, tổ bộ môn trong sử dụng CNTT và trên hết là sự hiểu biết (tiến tới là thông thạo) của giáo viên và học sinh trong việc khai thác nội dung trên mạng cho bài giảng và tiết học của mình.

Ở những nơi còn có khó khăn thì chắc là không thể và không nên máy móc thực hiện.

Một điều tôi xin lưu ý, phạm vi điều chỉnh của điều lệ trên là áp dụng cho các trường có yếu tố cấp Trung học là chính. Không áp dụng cho các trường tiểu học và mẫu giáo.

Giáo viên cần làm chủ công nghệ, nâng cao trình độ

- Liệu những thiết bị này có thể là “trợ thủ” cho học sinh trong quá trình học tập ở trên lớp?

Hiện nay ở những nơi có điều kiện thì không nói, chúng ta cũng thấy học sinh và giáo viên đã sử dụng nhiều điện thoại thông minh, máy tính bảng ở ngoài đời, ngoài lớp học.

Vấn đề ở đây chỉ là mở đường cho việc sử dụng trong lớp học vào mục đích học tập. Việc sử dụng hiệu quả đến đâu trong lớp học thì còn phụ thuộc vào giáo viên, lớp học cụ thể và thậm chí phụ thuộc bài giảng cụ thể. Cái này phải có thời gian để trải nghiệm, rồi đánh giá, tổng kết.

Một thí dụ điển hình, ở bậc trung học, sắp tới có môn Tin học chính khoá rất cần phải dùng máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh trong lớp học. Quy định của Điều lệ 22 là không cấm việc này.

Theo tôi việc áp dụng ở ngoài lớp học chắc là hiệu quả hơn vì yếu tố cá nhân hoá việc học của mỗi học sinh. Trong đại dịch Covid vừa qua, chúng ta đã thấy tác dụng của việc học trực tuyến qua máy tính (bảng), hay điện thoại thông minh mà mỗi học sinh ngồi nhà học. Tương lai rộng mở của thế giới số đối với giáo dục như eLearning, M-Learning (mobile learning), khai thác học liệu mở OER… còn có tác dụng rất nhiều, nhất là ngoài lớp học.

- Nhưng liệu đó có là thách thức đối với giáo viên?

Thách thức đối với giáo viên thì có. Vì nếu giáo viên không có trình độ, không am hiểu về công nghệ thông tin thì sẽ khó có thể kiểm soát việc học sinh có sử dụng điện thoại đúng mục đích học tập hay không. Điều này vô hình trung có thể dẫn đến việc cấm đoán không cho học sinh sử dụng.

Tuy nhiên, thách thức luôn song hành cùng cơ hội. Vì thế, tôi cho rằng, đây là điều kiện để giáo viên nâng cao trình về công nghệ thông tin và tiếp cận với công nghệ mới.

Nhất là những năm tiếp theo, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ngày càng tiên tiến và hiện đại. Đã đến lúc cả giáo viên, học sinh, và phụ huynh phải có tư duy về công nghệ số, về kỹ năng số.

- Ông có đề xuất gì để việc học sinh được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp thực sự hiệu quả, đúng mục đích?

Tôi chỉ nhấn mạnh một điểu là không nên áp dụng một cách máy móc, đại trà. Cần đặt hiệu quả giảng bài của giáo viên, hiệu quả học, hiểu biết, áp dụng bài của học sinh là trên hết, không nên mải mê trình diễn công nghệ mà quên đi điều này.

Bộ GD&ĐT nên có những diễn đàn, hội thảo (trên mạng) để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, nêu nhưng kinh nghiệm tốt cho cả ngành học tập.

- Xin cảm ơn ông!

Theo GD&TĐ
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.