Cụ thể, ông Tsuji sẽ nghỉ hưu với tư cách là giám đốc điều hành của công ty Sanrio vào ngày 1/7. Trong khi đó, Tomokuni Tsuji (31 tuổi), sẽ đảm nhận "đảm bảo việc ra quyết định hiệu quả cho công ty", ông Shintaro sẽ vẫn giữ vai trò chủ tịch.
Khỏi đầu từ cửa hàng bán quà tặng Yamanashi Silk Center vào năm 1960, ông Shintaro Tsuji đã đổi tên công ty thành Sanrio vào năm 1973.
Sanrio là một trong những công ty Nhật Bản đầu tiên nhận ra tiềm năng của ngành kinh doanh cấp phép nhân vật - và Hello Kitty là sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty này.
Kể từ khi cô được tạo ra vào năm 1974 và xuất hiện lần đầu tiên trên một chiếc ví nhựa vinyl một năm sau đó, Hello Kitty xuất hiện trên mọi sản phẩm, từ giày thể thao, khăn giấy đến đũa ăn.
Sức hấp dẫn của chú mèo không có miệng là công cụ truyền bá văn hóa “kawaii” (dễ thương) của Nhật Bản ra nước ngoài. Tuy nhiên, Sanrio đã gặp phải vấn đề phát triển kinh doanh trong những năm gần đây: Tỷ lệ phí bản quyền toàn cầu đã giảm 11% trong năm tài chính 2019.
Sanrio cũng đã phát triển thành một tập đoàn bán lẻ và giải trí với các công viên và nhà hàng ở Nhật Bản, Mỹ và Vương quốc Anh.
Bất chấp sự nổi tiếng bền bỉ của Hello Kitty, thu nhập của Sanrio không mấy khả quan trong nhiều năm.
Cho tới tháng 3 năm nay, lợi nhuận ròng của công ty đã giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 191 triệu yên (1,8 triệu đô la), phần lớn là do suy giảm doanh số bán hàng và đóng cửa các công viên giải trí.
Đại dịch COVID-19 đã khiến công viên Sanrio Puroland ở Tokyo - còn được gọi là Hello Kitty, đóng cửa từ tháng 2. Công viên này dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 20/7.
Các doanh nghiệp do gia đình điều hành ở Nhật Bản thường truyền lại cho con trai cả quản lý. Con trai của ông Shintaro Tsuji đã chết năm 2013 vì bệnh suy tim.