Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo

[Ngày Nay] - Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi qua cầu Vĩnh Tuy tới đường quốc lộ số 5. Đi tới gần ga Phú Thụy rẽ tay trái vào đường Ỷ Lan tới phố Dâu rẽ trái 3,4 km nữa là tới chùa Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo

Chùa Bút Tháp tọa lạc ven bờ đê sông Đuống, phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) theo lịch sử bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (Vợ vua Lê Thánh Tông cùng 2 nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế). Chùa có tên chữ là “Ninh Phúc Thiên Tự” được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Ngoài cùng là tam quan tiếp đến là gác chuông rồi đến thiền đường.

Đi vào sâu là thượng điện được bao quanh bởi những hàng lan can bằng đá xanh. Chạm khắc các hình động vật và điểm khuyết thêm mây trời hoa lá rất hữu tình. Bên trong có bày các pho tượng Tam thế, Tam thân, và tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Những kiến trúc gợi lên một vẻ hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn một nét rêu phong. Tượng Quan Âm có kích thước lớn cao 3,7 m, có 11 đầu, có 42 bàn tay lớn, 958 bàn tay nhỏ. Điều kỳ lạ là mỗi bàn tay có 1 mặt để nhìn thấu nhân sinh. Độc đáo hơn là nhịp điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên tòa sen rồng. Sau là ánh hào quang tỏa sáng bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động nhìn như một thủy cung.

Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo ảnh 1

Nối giữa thượng điện và tích điện là chiếc cầu đá cong. Ta ngồi ở đó có thể ngắm nhìn những nét đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu đó chạm khắc rất công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý. Đầu cầu là 2 con sư tử và thành cầu là những kiểu trạm trổ quen thuộc rất hài hòa. Đặc biệt “Cửu phẩm liên hoa” làm bằng gỗ có 9 tầng, có khắc tượng Phật xung quanh. Tháp có thể quay được không phát ra tiếng kêu dù làm được qua mấy thế kỷ.

Chùa Bút Tháp là điểm du lịch nghiên cứu nhân văn. Trong chùa có nhiều cổ vật quý, có nhiều tháp to nhỏ rất đẹp, là nơi đặt xá lị của các thiền sư nổi danh kinh bắc khi nền Phật giáo hưng thịnh nhất. Tháp bảo nghiêm công trình kiến trúc tuyệt mỹ có 8 mặt 5 tầng cao 13 m, là nơi đặt xá lị của 2 thiền sư Chuyết Chuyết và tháp Tôn Đức 5 tầng là nơi đặt xá lị Minh Hoàng của chùa. Đến nay chùa Bút Tháp vẫn giữ trong mình những giá trị đặc sắc được tích tụ trong mỗi quá trình tôn tạo của mình. Trải trường các kỳ lịch sử chùa Bút Tháp luôn được bảo vệ, gìn giữ, tu bổ và tôn tạo ngày càng khang trang. Với những giá trị tiêu biểu lịch sử và nghệ thuật trên. Chùa Bút Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia số 313-VH/VP cấp ngày 28/4/1962.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.