Chuẩn bị dạy môn học mới: Đào tạo giáo viên dạy tích hợp hay dạy đơn môn?

0:00 / 0:00
0:00
Từ năm học 2021 – 2022, chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) chính thức được triển khai dạy đại trà đối với lớp 6. Hai môn học tích hợp (Khoa học tự nhiên - Lịch sử và Địa lí) cũng bắt đầu được đưa vào giảng dạy. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên như thế nào là vấn đề được đặt ra.
Tập huấn giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tập huấn giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Trưởng nhóm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên (KHTN) từng cho biết, dạy học môn KHTN có nhiều thuận lợi. Trước hết, có thể tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều nước dạy học môn KHTN. Hơn nữa, dạy học tích hợp không còn là vấn đề xa lạ đối với giáo viên Việt Nam. Vì một số giáo viên đã được tập huấn và dạy học một số chủ đề tích hợp trong chương trình hiện hành.

Tuy nhiên, theo nhận định của PGS. Mai Sỹ Tuấn, Việt Nam chưa có kinh nghiệm biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học môn KHTN, đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Để khắc phục hạn chế đó, chương trình môn học đã được biên soạn theo yêu cầu phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, có học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học quốc tế.

Khó khăn trong dạy học môn KHTN là đội ngũ giáo viên chương trình hiện hành được đào tạo và đã quen với cách dạy riêng rẽ từng môn học, cũng như phương pháp dạy chủ yếu theo tiếp cận nội dung. Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường phổ thông còn hạn chế nên khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học. Hình thức quản lí nhà trường, hoạt động chuyên môn của giáo viên cũng đã quen với quản lí tách biệt 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Do vậy, cần tập trung thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí về ý nghĩa của dạy học môn KHTN, vận dụng một số kĩ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học môn KHTN.

PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cthông tin trường ĐH Giáo dục đã mở chương trình đào tạo giáo viên ngành KHTN (bậc THCS) và tuyển sinh từ năm học 2019 - 2020. Năm học 2020 - 2021, nhà trường triển khai mô hình đào tạo giáo viên ngành Lịch sử và Địa lí.

Giáo viên Lịch sử và Địa lí cũng như KHTN được đào tạo tại Trường ĐH Giáo dục theo hướng tích hợp, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, với hình thức dạy học kết hợp (Blended Learning) thông qua Hệ thống giáo dục trực tuyến Moodle, triển khai thực địa trải nghiệm. Sinh viên tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc giảng dạy ở các trường phổ thông mà không phải trải qua thời gian thử việc.

Cũng theo PGS. Nguyễn Chí Thành, các chương trình đào tạo cử nhân này hoàn toàn mới ở Việt Nam, được cập nhật phù hợp với tình hình trong nước và có tham khảo chương trình tiên tiến của nước ngoài.

Đề xuất không dành chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên đơn môn

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, cho biết, đối với các trường sư phạm, để chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy các môn học mới theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đầu tiên phải xây dựng các chương trình đào tạo các ngành mới, như giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí hay dạy môn KHTN; bên cạnh đó cần tiếp tục tăng cường đào tạo giáo viên các môn đang thiếu cục bộ như Tin học. Cùng với đó, xây dựng các chương trình bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên THCS đang dạy các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học… từ cao đẳng lên đại học để trở thành các giáo viên dạy môn KHTN.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, các cơ sở đào tạo giáo viên cần đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên trở thành nhà giáo dục, khoa học, văn hóa và hoạt động xã hội trên nền hiểu biết vừa rộng vừa sâu một chuyên ngành. Đồng thời, đổi mới về phương thức đào tạo như đào tạo tích hợp sư phạm phổ thông theo hướng đào tạo nội trú (đào tạo vừa học vừa làm tại trường phổ thông), đào tạo theo nhu cầu của nhà sử dụng sản phẩm.

Tiếp đến là đổi mới nội dung đào tạo: Đào tạo tri thức rộng, theo 3 trụ cột công nghệ thông tin, kiến thức chuyên môn (khoa học cơ bản) và nghiệp vụ sư phạm (khoa học sự phạm), với mô hình TPACK (T: Công nghệ - Technology; P: Phương pháp sư phạm - Pedagogy; CK: Kiến thức chuyên môn - Content Knowledge) phổ biến trong đào tạo giáo viên trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh nỗ lực của các trường sư phạm, GS Nguyễn Quý Thanh đồng thời mong muốn Bộ GD&ĐT và địa phương khi cấp chỉ tiêu cho các ngành, đặc biệt là bậc THCS, không cấp chỉ tiêu cho giáo viên đơn môn. Đồng thời, từ năm học 2021 - 2022 bắt đầu có sinh viên được đào tạo dạy học các môn “tích hợp” như Lịch sử và Địa lí hay KHTN ra trường, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu tăng cường tuyển dụng giáo viên tích hợp.

Địa phương cần đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên đã có kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo giáo viên dạy những môn học mới và đồng thời đào tạo nâng chuẩn giáo viên dạy đơn môn Vật lí, Hóa học… để trở thành các giáo viên có thể đảm nhiệm việc dạy tích hợp.

PGS.TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng cho biết, trường đang đào tạo giáo viên ngành sư phạm KHTN và sư phạm Lịch sử - Địa lý. Ngoài đào tạo, trường cũng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên đang dạy đơn môn có thể chuyển sang dạy tích hợp đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

Theo PGS. Lê Anh Phương, giáo viên dạy các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học hiện nay có thể tham gia dạy học môn KHTN được ngay. Đó là do chương trình môn học lựa chọn hình thức tích hợp phù hợp với khả năng dạy học của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lí hay Sinh học, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phân công giáo viên dạy học.

Ít nhất, giáo viên môn nào vẫn dạy được mạch nội dung liên quan đến môn của mình đang dạy học. Khi tham dự các đợt tập huấn, giáo viên sẽ được cung cấp thêm các kiến thức tổng hợp, vốn tri thức rộng và khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan để tăng cường sự liên kết giữa các mạch nội dung, qua đó giúp HS tăng cường khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn.

Những giáo viên có khả năng, ngoài việc tập huấn dạy nội dung chuyên môn, dần dần sẽ được đào tạo theo cơ chế tín chỉ để có thể đảm nhận thêm những nội dung mới mà mình chưa được đào tạo trước đây.

Theo Tiền Phong
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.