Chung sức cùng người dân vùng dịch Hải Dương tiêu thụ nông sản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 10 tấn nông sản của nông dân tỉnh Hải Dương được tiêu thụ tại lễ phát động Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" tổ chức ngày 23/2, tại Hà Nội.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” hỗ trợ tiêu thu trên 10 tấn nông sản cho người dân vùng dịch tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ “Mùa Thu và những người bạn” hỗ trợ tiêu thu trên 10 tấn nông sản cho người dân vùng dịch tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)








































Hơn 10 tấn nông sản của nông dân tỉnh Hải Dương đã được tiêu thụ tại lễ phát động Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ "Mùa Thu và những người bạn," tổ chức ngày 23/2, tại Hà Nội.

Ngay từ sớm, khi công tác chuẩn bị đang diễn ra, nhiều người dân đã tới điểm tập kết hỗ trợ nông sản đầu tiên của chiến dịch ở trụ sở Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, 82 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, để mua nông sản ủng hộ nông dân tỉnh Hải Dương.

Bạn Đỗ Minh Quân, Khu đô thị Ciputra, Bắc Từ Liêm, thủ đô Hà Nội, chia sẻ đồng cảm với những khó khăn của người nông dân Hải Dương khi không thể tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khi được bố mẹ cho biết thông tin về chiến dịch giải cứu nông sản cho người dân của Hội Chữ thập đỏ, Quân tìm đến mua để ủng hộ bà con và hy vọng góp phần lan tỏa những việc làm tích cực đến nhiều người.

Gần như có mặt tại hầu hết các điểm giải cứu nông sản những ngày gần đây, bà Hà Thu Hồng, quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội, cho hay bà mua nhiều không phải do gia đình dùng nhiều mà chủ yếu để ủng hộ người dân. Số lượng nông sản mua về bà đem đi biếu bạn bè, người thân. Bà cũng thường đi mua giúp hàng xóm, họ hàng khi họ có nhu cầu.

Chiến dịch "Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản" được các cấp Hội Chữ thập đỏ triển khai đồng loạt từ cuối tháng Hai này đến giữa tháng Ba tới, trong đó tập trung cao điểm từ ngày 24/2-5/3 tới.

Chiến dịch nằm trong chương trình "Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19" do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai tại 13 tỉnh, thành phố có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng: Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Hải Phòng, Hưng Yên. Đối tượng được hưởng lợi là hộ nông dân thuộc vùng dịch có nông sản cần tiêu thụ, người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương triển khai các hoạt động thu mua, điều phối và tổ chức các điểm bán tập trung mặt hàng nông sản của người dân thuộc vùng dịch; trợ giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết trước diễn biến mới và phức tạp của dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người dân của nhiều địa phương vùng dịch, để hỗ trợ người dân, Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội trong đó đặc biệt là Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hải dương kết nối với Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành khác triển khai hoạt động hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.

Các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương hiện là đầu mối thu mua, hỗ trợ bà con ở vùng sản xuất; lựa chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn phòng dịch để chuyển cho Trung ương Hội, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội tổ chức các điểm phân phối, góp phần giải quyết lượng nông sản đang dư thừa ở vùng sản xuất Hải Dương.

Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ cũng cho biết lượng nông sản triển khai tiêu thụ trong 3 ngày qua đã hơn 20 tấn và sẽ tiếp tục triển khai trong một tuần cao điểm với nhiều điểm phân phối. Thời gian tới, sẽ có nhiều chuyến hàng nông sản tiếp tục được thu mua, tập kết và vận chuyển thông qua Hội Chữ thập đỏ địa phương, kịp thời hỗ trợ người dân vùng dịch tiêu thụ nông sản trong lúc khó khăn. Tất cả số hàng hóa này đều được kiểm dịch, khử khuẩn nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chủ tịch Trung ương Hội Nguyễn Thị Xuân Thu chia sẻ với mong muốn giúp đỡ cộng đồng, kết nối lan tỏa giá trị nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ tham gia rất tích cực trong hoạt động truyền thông phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời hỗ trợ nhân dân trong vấn đề sinh kế. Việc giúp nông dân tiêu thụ nông sản chính là việc giúp cho người dân có được nguồn thu nhập để tiếp tục tái sản xuất.

Hiện, chiến dịch cũng được kết hợp triển khai với chương trình "Chợ Nhân đạo," Điều này giúp giải quyết hai mục tiêu: Tiêu thụ nông sản giúp người nông dân và đưa sản phẩm nông sản sạch đến những người đang cần khó khăn.

Thông qua chiến dịch, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mong muốn góp phần lan tỏa tinh thần chia sẻ, chung tay của toàn xã hội để hỗ trợ những địa phương gặp khó khăn do dịch COVID-19; kêu gọi người dân tích cực ủng hộ, giúp người dân có nguồn thu để tiếp tục sản xuất.

Theo TTXVN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.