Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm học 2022-2023 thực sự là một năm học “hạnh phúc” với thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Châu Hội (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) nhờ những hỗ trợ tích cực và toàn diện từ dự án Trường học hạnh phúc do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt triển khai.
Trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội trong buổi Lễ tổng kết dự án Trường học hạnh phúc.
Trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội trong buổi Lễ tổng kết dự án Trường học hạnh phúc.

Ươm mầm “trường học hạnh phúc”

Nhìn ngắm công trình nhà bếp và dãy nhà tắm khang trang, sạch đẹp, cô Lê Thị Huyền, hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội không giấu nổi niềm vui trong ánh mắt. Hơn một năm trước, cô đã từng phải trăn trở rất nhiều để tìm nguồn kinh phí để xây dựng những hạng mục công trình này để ngôi trường có thể có đủ điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh tại trường.

Trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội là một trong những ngôi trường có 100% học sinh là dân tộc thiểu số của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương, trong những năm qua, ngôi trường đã được xây dựng khang trang với 2 tòa nhà hai tầng kiên cố, là nơi học tập cho hơn 300 học sinh.

Từ năm học 2023-2024, chính quyền địa phương có chủ trương xây dựng trường thành trường bán trú cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, nhiều hạng mục, trong đó bao gồm bếp và dãy phòng tắm còn thiếu. Vì vậy, khả năng tổ chức bán trú cho học sinh của nhà trường còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Từ tháng 5/2023, thông qua kết nối với Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu, dự án Trường học hạnh phúc của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã chính thức triển khai tại trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội với mong muốn cung cấp hỗ trợ toàn diện để nâng cao công tác dạy và học tại trường. Tại đây, dự án đã hỗ trợ xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất còn thiếu của nhà trường với tổng kinh phí tài trợ lên đến 380 triệu đồng.

Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ ảnh 1

Công trình bếp ăn tại trường do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tài trợ.

“Đây là một nguồn hỗ trợ rất kịp thời từ dự án để đến tháng 9/2023, nhà trường đã có đủ điều kiện để tổ chức ở bán trú cho học sinh trong trường”, cô Lê Thị Huyền phấn khởi chia sẻ.

Em Nguyễn Viết Thế (lớp 5), một trong những học sinh học bán trú tại trường, chia sẻ niềm vui khi trong năm học này, em có thể ở lại trường học bán trú. “Nhà em ở xa trường nên nếu ngày nào cũng phải dậy sớm đi học thì rất vất vả. Trường em bây giờ có nhiều phòng bán trú nên em được ở lại trường, không phải đi học xa nữa. Trường cũng có phòng ăn cơm, nhà vệ sinh sạch sẽ và có nhiều sách để đọc”.

Tạo môi trường cho hạnh phúc học sinh

Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kinh phí cải thiện cơ sở vật chất, dự án đã tổ chức 19 khóa tập huấn và 1 buổi truyền thông cho học sinh và giáo viên trong trường về những kỹ năng quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường. Với chủ đề phong phú, đa dạng, các khóa tập huấn này có trọng tập xoay quanh các kiến thức và kỹ năng để góp phần tạo ra môi trường hạnh phúc cho học sinh.

Cô Nguyễn Thị Lan, giáo viên của trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội, là người đã tham gia tất cả các khóa tập huấn do dự án “Trường học hạnh phúc” tổ chức. Cô đặc biệt ấn tượng với các khóa tập huấn về nhận biết và hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý, kỷ luật tích cực hay nhạy cảm giới trong giảng dạy.

Từ những khóa tập huấn này, điều cô học được không chỉ là kiến thức và kĩ năng cần thiết để giải quyết các tình huống sư phạm khó trong quá trình công tác hàng ngày. “Lần đầu tiên, tôi được chia sẻ câu chuyện của mình, cũng như lắng nghe câu chuyện từ chính các đồng nghiệp của mình trên góc độ bình đẳng giới và kỷ luật tích cực. Có nhiều định kiến và khuôn mẫu mà đến nay tôi mới nhận ra. Tôi đã rút ra được rất nhiều bài học quý báu, không chỉ phục vụ cho công tác giảng dạy học sinh trên lớp mà còn ứng xử trong đời sống hàng ngày nữa.”, cô Lan chia sẻ.

Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ ảnh 2

Giáo viên trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội trong lớp tập huấn về nhạy cảm giới trong giảng dạy do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức.

Trong số những lớp tập huấn được triển khai, có những nội dung được triển khai lần đầu tiên như dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc răng miệng; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước và sơ cấp cứu cho trẻ em; nhận biết và hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý. Các lớp tập huấn này được thực hiện bởi các giảng viên, bác sĩ đến từ Trường Đại học Y Hà Nội trong khuôn khổ chương trình hợp tác về y học cộng đồng giữa Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Y Hà Nội.

Phụ huynh và học sinh tham gia lớp tập huấn này đều nhận xét đây là một hoạt động thiết thực và bổ ích. Một phụ huynh chia sẻ: “Khi tham gia lớp tập huấn, tôi lần đầu tiên tôi được thực hành sơ cấp cứu, tiếp sức cho người bị tai nạn đuối nước. Ngoài ra, tôi cũng được tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đây đều là những kiến thức hữu ích và có thể áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày.”

Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ ảnh 3

Học sinh tham gia các hoạt động tìm hiểu về bình đẳng giới.

Cũng có con đang học lớp 5 tại trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội, chị Lữ Thị Hồng Vân (35 tuổi) cảm thấy rất bất ngờ và hạnh phúc vì những tác động tích cực mà những lớp tập huấn của dự án Trường học hạnh phúc mang lại. Từ sau khi cùng con tham gia các khóa tập huấn, chị thấy con mình có những thay đổi rõ ràng. Cháu trở nên tự giác hơn trong các hoạt động vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, sinh hoạt cũng nề nếp, gọn gàng, ngăn nắp hơn. “Những thay đổi tích cực của con khiến tôi rất bất ngờ. Tham gia các lớp tập huấn, tôi cũng nhận ra rằng mình cần phải gần gũi và dành nhiều thời gian cho con hơn nữa, để tạo ra môi trường hạnh phúc cho con không chỉ trên lớp mà còn trong gia đình”, chị cho biết thêm.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ ảnh 4

Những đầu sách mới mang đến cơ hội tiếp cận kiến thức cho học sinh

Trong khuôn khổ dự án Trường học hạnh phúc, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt cũng đã phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu để tài trợ 5.256 cuốn sách trị giá 250 triệu đồng cho 15 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quỳ Châu nhân Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4). Trong đó, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam tài trợ 223 cuốn sách về chủ đề kỷ luật tích cực, quyền trẻ em và hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục. Ngân hàng TMCP Bắc Á, bên cạnh tài trợ kinh phí cho dự án, cũng tặng 45 cuốn sách “Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” về chủ đề quản lý tài chính cá nhân cho các trường. Theo Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Châu, 5.717 học sinh bậc tiểu học trên toàn huyện sẽ được hưởng lợi từ việc trao tặng sách này.

Những đầu sách được tặng cho các trường tiểu học được lựa chọn kỹ càng, có chủ đề phong phú, đa dạng, sẽ cung cấp cho học sinh và giáo viên những kiến thức thiết thực và bổ ích về khoa học, tự nhiên, xã hội, kỷ luật tích cực và quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là các chủ đề liên quan đến hoạt động của dự án như giới và bình đẳng giới, kỷ luật tích cực, tham vấn học đường, trường học hạnh phúc, v.v. Những tủ sách được trao tặng sẽ giúp đa dạng hóa các đầu sách, giúp các em học sinh hào hứng hơn mỗi khi đến với thư viện. Đây cũng là cơ sở để các trường học trong địa bàn triển khai các hoạt động như giờ đọc sách để thúc đẩy thói quen đọc sách cho học sinh, góp phần ươm mầm thói quen đọc sách, trau dồi kiến thức mới cho các em học sinh. Đây là nền tảng phát triển phong trào đọc sách tại mỗi đơn vị trường học, góp phần tạo nên văn hóa đọc nói chung trong toàn ngành giáo dục của huyện.

Cầm trên tay cuốn sách mới còn thơm mùi giấy, em Hà Mạnh Đức, học sinh lớp 5 trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội háo hức lật mở từng trang sách. Là một người yêu thích đọc sách, em rất mong sẽ có cơ hội được đọc nhiều những cuốn sách hay dành cho lứa tuổi của mình. Tuy nhiên, ở huyện miền núi mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, không phải lúc nào cũng có sẵn sách hay để mua và đọc. Thư viện nhà trường là nơi em thường xuyên tới để đọc sách. Nhưng số lượng sách thì có hạn, chủ yếu là sách giáo khoa và sách giáo viên hoặc sách tham khảo phục vụ việc học, muốn tìm được một cuốn sách hay để đọc không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, những cuốn sách mới với chủ đề phong phú, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi chính là một món quà quý với Đức và các bạn của em.

“Sách mới rất hay, có nhiều chủ đề bổ ích cho chúng em như cách giao tiếp ở xã hội, cư xử trong gia đình, hài hước và lạc quan. Trong sách có rất nhiều hình vẽ đẹp và thú vị lắm. Từ giờ, ngày nào em cũng sẽ lên thư viện đọc sách vào giờ ra chơi”, em Đức chia sẻ.

Dự án Trường học hạnh phúc - Vì sự phát triển toàn diện cả trí và lực của học sinh

Dự án Trường học hạnh phúc là một dự án dài hạn được VSF triển khai từ năm học 2022-2023 tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La. Tại điểm trường Na Nhung, trường Tiểu học Bản Lầu (huyện Mường Khương, Lào Cai), dự án đã thực hiện các hoạt động cải tạo, xây mới điểm trường. Trong đó, các hạng mục được sửa chữa, nâng cấp bao gồm: ba phòng học, sân chơi, hệ thống thoát nước và xây mới 1 nhà vệ sinh cho gần 102 em học sinh dân tộc thiểu số hiện đang theo học tại đây với tổng mức đầu tư cho dự án là 274 triệu đồng. Tại trường TH & THCS Suối Bàng (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), dự án đã thực hiện nâng cấp điểm trường Pưa Lai với 03 phòng học được cải tạo, 01 nhà công vụ và 01 nhà bếp được xây mới. Ngoài ra, dự án cũng trao tặng nhà trường 05 máy lọc nước trị giá 25 triệu đồng. Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức các lớp tập huấn, các buổi truyền thông về nhiều chủ đề cho học sinh và giáo viên trong trường.

Chung tay xây dựng "Trường học hạnh phúc" cho học sinh miền núi xứ Nghệ ảnh 5

Dự án Trường học hạnh phúc - Vì sự phát triển toàn diện cả trí và lực của học sinh.

Trong năm học 2023-2024, dự án tiếp tục mang những hoạt động ý nghĩa đến tỉnh Nghệ An với sự đồng hành của Tập đoàn TH và Ngân hàng TMCP Bắc Á. Tại trường PTDTBT Tiểu học Châu Hội, dự án đã tài trợ 380 triệu đồng để nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Bên cạnh đó, dự án cũng tổ chức 19 lớp tập huấn và 1 buổi truyền thông cho học sinh và giáo viên như

Dự án là một giải pháp tổng thể nhằm góp phần cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh ở các trường học ở các vùng miền khó khăn. Đây là một trong những nỗ lực tiếp theo của Quỹ Vì Tầm Vóc Việt nhằm đóng góp cho các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
Phát hiện hành tinh có bầu khí quyển
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển, điều kiện cần thiết để sự sống có thể tồn tại, tuy nhiên bề mặt của hành tinh này lại được bao phủ bởi đá magma nóng chảy.
Tên lửa đẩy Atlas V mang theo tàu vũ trụ Starliner rời bệ phóng tại trạm vũ trụ ở Florida, Mỹ ngày 19/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
NASA lùi thời điểm dự kiến phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo thời điểm phóng tàu con thoi Starliner do Boeing chế tạo thực hiện chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên được lùi đến sớm nhất là ngày 17/5, do sự cố kỹ thuật liên quan van điều áp trên tên lửa đẩy.
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.