Vậy theo ông, cần có cơ chế chính sách như thế nào để Phú Quốc đi sau nhưng không phải đi theo?
Lâu nay cuộc thảo luận kéo dài, nhất là luật đặc khu, một phía nói rằng ưu tiên để xây dựng hệ thống thể chế, trong đó, nền tảng quản lý của đặc khu hay đưa ra chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, thường nghiêng về ưu đãi vì đã quen điều đấy rồi, nhưng để có một thể chế độc lập, công khai minh bạch thì rất khó. Và cuối cùng, dự luật chưa được thông qua. Đó cũng là một việc có ý nghĩa để chúng ta rút kinh nghiệm. Đối với Phú Quốc hiện nay, tư tưởng ấy vẫn nên tiếp tục vì nó đúng đắn với mục đích phát triển, Phú Quốc cần đứng với đẳng cấp cao nhất không chỉ về nền tảng cơ sở vật chất kĩ thuật hay hạ tầng đô thị mà cả về thể chế thì nó mới cao nhất được. Vì thế nên, đối với Phú Quốc tới đây, đã là thành phố biển đảo rồi có những chức năng đặc biệt, khác biệt và có những khát vọng vươn lên trung tâm. Ta có thể đặt ra mục tiêu rất cao, một trung tâm phát triển có đẳng cấp cao nhất đầu tiên là khu vực.
Đối với Phú Quốc, cách tiếp cận cơ chế thị trường phải theo hướng tăng thêm việc tự chủ, tăng thêm quyền làm du lịch cũng như bảo đảm phát huy năng lực chủ động sáng tạo. Không có quyền thì không chủ động được, mà không chủ động thì khó sáng tạo lắm, cái đó tôi cho là điểm mấu chốt. Có làm được như vậy thì thành phố này bứt lên rất nhanh, bởi vì khác tất cả các nơi khác, Phú Quốc có những điều kiện phát triển rất khác, chức năng rất khác, có những khát vọng phải đi trước, muốn làm những việc đấy thì phải có chức năng đảm bảo cho nó phải khác thường. Nếu mà chúng ta không quan tâm đến, Phú Quốc phải đi cùng với đồng đội trong đất liền, cùng đi một đội hình, đồng phục cơ chế thể chế thì đấy là sự cản trở rất đáng tiếc.
Sun Grand City New An Thoi- thành phố mới tại Nam Đảo Phú Quốc |
Sau khi Phú Quốc lên thành phố, rất nhiều kỳ vọng được đặt ra, cá nhân ông nghĩ mục tiêu chính của Phú Quốc nên trọng tâm vào đâu, những gì?
Bắt đầu từ tiềm năng và điều kiện hấp dẫn các loại nguồn lực đến rất cao, song có mấy điểm cần lưu ý khi đặt ra chức năng Phú Quốc đặt trong tư thế cạnh tranh. Không phải Phú Quốc đẹp, đất đai còn nhiều thì muốn làm gì thì làm. Bởi vì ở thế cạnh tranh Singapore, những công ty Singapore họ không thể chuyển giao hết cho Phú Quốc những thứ họ có được. Ở những thành phố như Thẩm Quyến họ cũng không thể hợp tác với Phú Quốc theo kiểu ấy được. Nên đặt Phú Quốc trong tư thế cạnh tranh với đảo Hải Nam và lấy những đặc điểm, thế mạnh nhất của Phú Quốc để ưu tiên trước hết. Trên nền tảng đó tiếp tục mở rộng ra và nâng cao hơn nữa. Phú Quốc đầu tiên nên là một tọa độ du lịch nghỉ dưỡng giải trí đẳng cấp cao nhất thế giới, muốn làm được như vậy thì nên là một trung tâm văn hóa, nên xác định như thế. Ta biết Phuket cũng chỉ là chuyển giới thôi nhưng lập ra những đội múa hát rất là nhiều luôn, Phú Quốc có cạnh tranh không, mang hát cải lương đi để cạnh tranh à. Không phải, mình phải có cách tiếp cận khác để cạnh tranh, nếu cũng làm theo như những nơi khác thì cái cuộc cạnh tranh như thế đi sau tốn kém, tư thế đi theo không giúp mình vượt lên được.
Nghĩa là, chúng ta chọn mục tiêu định hướng riêng biệt đúng không, thưa ông?
Đúng là như vậy. Hiện nay như Sun Group hoặc Vingroup làm tôi cho là 2 tập đoàn dẫn đầu thế giới về tư duy phát triển du lịch nghỉ dưỡng và các loại hình giải trí. Tôi thấy tất nhiên mình chưa đi hết để nói nhưng mà cách tiếp cận của những tập đoàn đi sau nhưng tư thế vượt trước nó rõ ràng. Chắc chắn cách làm như thế sẽ cho họ vượt lên được. Họ muốn tận dụng tất cả những điều kiện tự nhiên của Phú Quốc, biển đảo, khí hậu, thời tiết, con người Phú Quốc là những con người hồn nhiên, đàng hoàng, nghĩa khí, trung thực. Đến những nơi mà cứ mắt trước mắt sau chưa gì đã kiếm chác thì họ chạy ngay. Khi làm được như thế tôi cho là cách tiếp cận của những tập đoàn, đại gia lớn Việt Nam hay nói cái từ như tôi vẫn dùng là ta phải tạo ra những “con đại bàng Việt Nam” như vậy để dẫn dắt bay vượt lên.
Shop House Melodia của chủ đầu tư Sungroup, một sản phẩm đang hấp dẫn nhà đầu tư. |
Nhưng với nhân lực, đội ngũ, chính sách hiện có của Phú Quốc thì liệu có đáp ứng được “tổ” cho những con đại bàng hay không, thưa ông?
Không thể nói một bước lên tiên được, nhưng chúng ta phải đặt mục tiêu, ví dụ như 2 năm có thể vượt được, 5 năm phải tiến xa hơn, phải tiến kịp và 10 năm sau là phải vượt. Chứ không thể nói là một tấc lên trời. Ta hoàn toàn có thể vượt được với lợi thế đi sau, vì ta hoàn toàn có lợi thế thiên nhiên hạng nhất rồi, giờ thêm lợi thế đi sau nếu ta biết cách thì ta sẽ vượt lên được.
Du lịch có đảo Phú Quốc đẹp như thế này, cả thế giới có chỗ nào đẹp như thế này nữa không, những chỗ đẹp bị chiếm hết rồi, thế thì mình có chỗ đẹp mà thế giới đã định hình rồi thì tại sao chỗ này không làm khác đi, làm 1 cái thiên đường mà họ mới lên tầng trời thứ 6 giờ mình lên hẳn tầng trời thứ 9 đi. Toàn là tiên mà mặc quần áo dài thì khác hẳn tiên không mặc quần áo ở tầng thứ 6, như thế Phú Quốc sẽ khác theo cái nghĩa như vậy. Tôi cho rằng hiện nay, tư duy đã thấm đẫm vào các tập đoàn Việt Nam, chỉ còn thể chế chính sách như thế nào. Đừng cản trở, đừng trói buộc, đừng đặt cho các tập đoàn vào tình thế rủi ro chính sách thì mới có thể vươn lên được.
Thời gian qua tỉ lệ đầu tư vào BĐS du lịch Phú Quốc chiếm khoảng 43% tổng số vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Trước mắt, điều này có thể mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nhưng trên bình diện xã hội về lâu dài, nó lại có vẻ ít tạo ra giá trị chung cho cộng đồng địa phương. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Thứ nhất, nếu làm tất cả đất Phú Quốc tăng giá thì đó là làm lợi cho cả những người dân ở đây, vì dân họ có đất mà. Mình phải hiểu không phải làm lợi theo kiểu hình như những nhà đầu tư đến đây ăn hết, cái giá trị của toàn bộ hòn đảo tăng lên, đất nâu tăng lên là có lợi rồi. Họ đang sống trên một mảnh đất giá trị hơn mà họ không hiểu gì cả.
Thứ hai, khi khách đến đây làm theo đẳng cấp quy mô, thì yêu cầu đáp ứng của hòn đảo này khác hẳn, đó chính là cơ hội cho người dân ở đây. Dân ở đây phải theo kịp người ta chứ không phải người ta toàn cao mà mình vẫn đứng thấp thì không được. Chính quyền địa phương phải có cách để nâng dân lên, từng bước theo kịp để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao. Người ta đòi rau sạch mà ông vẫn trồng rau bẩn và vẫn bảo rằng nó chẳng mang lợi gì cho tôi thì làm sao nó mang lợi được, thế thì ông chịu khó mang vào Rạch Giá mà bán.
Central Village- biểu tượng du lịch mới của Phú Quốc. |
Ví dụ như vậy thì nhiệm vụ của chúng ta, giả định rằng thằng cao cứ ở đây còn dân cứ bất động như thế, và nếu cứ bất động như thế thì bị loại ra khỏi cuộc chơi. Vậy đó là việc của chính quyền và cơ hội đặt ra là cần năng lực, mình phải tạo ra năng lực cho người dân ở đây.
Tôi nói là không có lĩnh vực nào mang lại lợi ích cho đông đảo dân cư nhiều hơn là du lịch. Du lịch tạo cơ hội ban đêm, tưng bừng lên cả chứ nhưng nếu mình cứ tư duy cũ, cấu trúc thay đổi mà lại sống theo thời đại cũ thì khó lắm. Cho nên bao giờ cũng có độ trễ lạc hậu, kêu như thế cũng là bình thường, kêu như thế mình phải đánh giá trên hướng tích cực, tức là nó báo động để có cách tiếp cận giải quyết mạnh hơn chứ không phải khía cạnh bất bình, bất ổn, tiêu cực. Nếu thế thì tôi cho là truyền thông chưa phản ánh đúng xu thế. Tới đây cấu trúc dân Phú Quốc phải hiện đại hóa hơn tất cả dân các nơi khác. Cái này là cái chúng ta phải nhìn nhận hiện đại không đợi sự lạc hậu của ai.
Vâng, xin cảm ơn ông về những trao đổi thẳng thắn và thú vị này!