Cô bé 12 tuổi trở thành 'người hùng' chống rác thải nhựa ở Thái Lan

Cô bé nhỏ nhắn người Mỹ gốc Thái bắt đầu chiến dịch dọn rác từ năm 8 tuổi, sau một kỳ nghỉ bên bờ biển ở miền Nam Thái Lan - nơi cô bé thấy kinh hoàng trước một bãi biển phủ đầy rác.
Cô bé 12 tuổi trở thành 'người hùng' chống rác thải nhựa ở Thái Lan

Người dân ở Bangkok (Thái Lan) có lẽ đã không còn xa lạ với hình ảnh cô bé Lilly, 12 tuổi, dành hằng giờ mỗi ngày để mải miết nhặt vỏ lon, túi nilon, chai nhựa... vứt bừa bãi ở các con kênh và trên đường phố.

Lilly là biệt danh của Ralyn Satidtanasarn. Cô bé nhỏ nhắn người Mỹ gốc Thái bắt đầu chiến dịch dọn rác từ năm 8 tuổi, sau một kỳ nghỉ bên bờ biển ở miền Nam Thái Lan - nơi cô bé đã kinh hoàng trước một bãi biển phủ đầy rác.

Lilly cho biết: "Em cùng cha mẹ mình đã ra sức dọn sạch rác, nhưng rồi điều hữu ích ấy lại không kéo dài vì những rác thải khác lại tiếp tục bị ném ra biển vào ngày hôm sau."

Thái Lan là nước đứng thứ 6 trên thế giới về mức độ gây ô nhiễm đại dương và rác thải nhựa. Ước tính, mỗi năm một người Thái Lan sử dụng 3.000 chiếc túi dùng một lần - nhiều hơn gấp 12 lần so với một người dân sống tại Liên minh châu Âu (EU).

Lấy cảm hứng từ nhà hoạt động vì môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg, 16 tuổi, Lilly đã ngồi hàng giờ trước các tòa nhà của Chính phủ Thái Lan để thông điệp vì môi trường của mình được lan tỏa, để chính phủ lưu tâm nhiều hơn đến các chính sách bảo vệ "Hành tinh Xanh." Em cũng tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh do hiệp hội Trash Hero ở địa phương tổ chức.

Tháng Sáu vừa qua, Lilly đã có được thành công lớn đầu tiên khi cô thuyết phục được Central - một siêu thị lớn ở Bangkok - ngừng cung cấp túi nhựa trong các cửa hàng của mình mỗi tuần một lần.

Trong khi đó, một số thương hiệu lớn, bao gồm cả chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã cam kết sẽ ngừng cung cấp túi nhựa sử dụng một lần vào tháng 1/2020. Lilly cho biết: "Em tự nhủ rằng nếu chính phủ không lắng nghe, em cần phải nói chuyện trực tiếp với những người phân phối túi nhựa và thuyết phục họ dừng lại."

Nhận thức của người dân Thái Lan bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt kể từ đầu năm 2019, với sự xuất hiện của Lilly và hình ảnh thương tâm về một số động vật biển có vú chết do dạ dày chứa đầy rác nhựa.

Những hình ảnh ấy được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, làm hồi sinh cuộc thảo luận trong chính phủ về đề xuất cấm sử dụng hầu hết các loại nhựa sử dụng một lần vào năm 2022.

Điều phối viên của Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc Kakuko Nagatani-Yoshida đánh giá cao các nỗ lực của Lilly đồng thời bày tỏ những thông điệp của Lilly và những hành động tương tự sẽ được lan tỏa trong khắp cộng đồng. Ông nhấn mạnh rằng: "Bạn có thể điều chỉnh tất cả các bằng chứng và những sự vận động trên thế giới, nhưng khó mà bỏ qua một đứa trẻ, khi chúng đặt câu hỏi tại sao chúng ta lại phá hủy hành tinh mà chúng ta đang sống".

Theo TTXVN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).