Cố gắng cao nhất đưa người Việt ở vùng dịch muốn về nước

Cho đến nay, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc đã nhận được 29 yêu cầu của công dân Việt Nam tại khu vực có dịch nCoV, cụ thể là tỉnh Hồ Bắc, có nguyện vọng về nước. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các bộ ngành liên quan để đưa họ về.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ảnh: Nhật Minh
Bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ảnh: Nhật Minh

Bà Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6/2.

Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng khi nào hoạt động đưa những người có nguyện vọng về nước diễn ra, bà Hằng nói rằng Chính phủ đã giao nhiệm vụ và Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan, nỗ lực cao nhất để có thể hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian sớm nhất.

Bà Hằng khẳng định, ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh, Bộ Ngoại giao đã chủ động yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc cung cấp thông tin và thường xuyên cập nhật diễn biến dịch, tình hình và nguyện vọng của công dân Việt Nam tại Trung Quốc, các biện pháp ứng phó của sở tại, công bố đường dây nóng của các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc, sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết. Bộ Ngoại giao đã ra thông báo lưu ý người dân không nên đến các khu vực đang có dịch và có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch mà Trung Quốc và WHO khuyến cáo.

Trong những ngày qua, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc đã giữ liên hệ chặt chẽ với hơn 400 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc và du lịch tại Trung Quốc (không bao gồm những trường hợp không đăng ký công dân, sang Trung Quốc ngắn hạn, lao động… mà không thông báo với các cơ quan đại diện) để nắm tình hình, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các trường hợp gặp khó khăn về thị thực lưu trú do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đến nay, nhìn chung tình hình sức khỏe của các lưu học sinh và công dân Việt Nam tại Trung Quốc vẫn ổn định.

Thiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đang chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chuẩn bị sớm đưa công dân Việt Nam ở vùng có dịch về nước trên cơ sở nguyện vọng của công dân, phù hợp với thông lệ quốc tế, luật pháp Việt Nam và luật pháp sở tại. 

Bảo đảm các hoạt động quốc tế diễn ra an toàn

Bà Hằng cho biết, Việt Nam đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh nCoV, đồng thời với vai  trò Chủ tịch Asean, Việt Nam đang chủ động đề xuất các nỗ lực chung của Asean nhằm phối hợp ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên và đảm nhiệm tốt vị trí Chủ tịch Asean 2020. Việt Nam đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch, đồng thời với vai  trò Chủ tịch Asean, Việt Nam đang chủ động đề xuất các nỗ lực chung của Asean nhằm phối hợp ứng phó hiệu quả với dịch bệnh. Ngày 30/1, với vai trò Chủ tịch hội đồng điều phối Asean, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã gửi thư đến các nước Asean đề nghị thành lập nhóm công tác chung cấp bộ trưởng nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, điều phối hành động ứng phó với dịch bệnh, bà Hằng cho biết.

Việt Nam tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của dịch và trong trường hợp cần có điều chỉnh đối với các hoạt động trong năm chủ tịch Asean, Việt Nam sẽ thông báo và tham vấn với các nước thành viên, thực hiện dựa trên đồng thuận Asean, đảm bảo các hoạt động trong năm chủ tịch Asean diễn ra trong điều kiện an ninh, an toàn ở mức cao nhất.

Về câu hỏi đề nghị cho biết dịch nCoV có ảnh hưởng đến giải đua xe công thức 1 (F1) sắp diễn ra lần đầu tiên ở Hà Nội, bà Hằng nói rằng ban tổ chức giải đua là TP Hà Nội. Nhưng Chính phủ đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Bộ Ngoại giao đang theo dõi sát tình hình. “Các sự kiện quốc tế được tổ chức ở Việt Nam phải được tổ chức trong tình hình an ninh an toàn cao nhất”, bà Hằng nói.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác chia sẻ thông tin về dịch bệnh và bảo hộ công dân của cả hai bên. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có một số hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho phía Trung Quốc, trong đó có việc viện trợ hàng hoá và vật dụng y tế trị giá 500.000 USD. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và một số tỉnh biên giới phía bắc đã có những biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nhân dân Trung Quốc. Thông qua báo chí Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng đã gửi lời cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.