Dơi vốn hiếm khi xuất hiện trong nghệ thuật trang trí phương Tây bởi chúng gắn liền với bóng đêm, sự chết chóc và những điều xui rủi. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi nghệ thuật Nhật Bản được du nhập, hình ảnh những chú dơi đầy độc đáo đã chinh phục trái tim của người phương Tây.
Các nghệ sĩ châu Âu và Mỹ bắt đầu sử dụng hình ảnh dơi để trang trí đồ trang sức, thủy tinh và gốm. Do liên quan đến bóng đêm và thời gian, dơi được xem là phù hợp để trang trí đồng hồ đeo tay và đèn, đặc biệt là đèn dùng vào ban đêm.
Một ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng này là mẫu đèn Batman của Tiffany Studios. Mặc dù chúng mang phong cách thiết kế thịnh hành thời bấy giờ nhưng các họa tiết xoắn ốc vẫn giữ lại dấu ấn của nghệ thuật Nhật Bản trước đó.
Mẫu đèn Batman của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany |
Nét tương đồng giữa đèn Batman và các loại đèn kính màu khác
Đèn Dơi và đèn Chuồn Chuồn khảm nhỏ có nhiều điểm tương đồng về kích thước và chất liệu. Những con vật trên cả hai chao đèn đều được trang trí bằng thủy tinh pha chì. Cả hai có một đường mòn xoắn ốc chạy lên trục đèn và các khoảng trống giữa các chi tiết đều được khảm.
Mẫu đèn Chuồn Chuồn khảm nhỏ. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany |
Sự tương đồng này cho thấy khả năng Tiffany Studios đã sử dụng cùng một quy trình thiết kế và sản xuất cho cả hai loại đèn. Điều này cũng giải thích lý do tại sao hãng có thể sản xuất nhiều thiết kế đèn mới trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai loại đèn này. Đèn Dơi chỉ có bốn mẫu được biết đến, trong khi đèn Chuồn Chuồn khảm nhỏ lại có số lượng lớn hơn nhiều. Ngoài ra, có sự khác biệt về chi tiết trong cách chế tác những con dơi trên đèn.
Một số đèn Dơi có những con dơi được đúc đầu bằng đồng, trong khi những con khác có đầu và mắt bằng thủy tinh pha chì. Một số có hình các ngôi sao, trong khi mẫu khác thì không. Sự khác biệt này cho thấy mẫu Batman có thể được sản xuất trong giai đoạn đầu, khi quá trình sản xuất còn lỏng lẻo và mang tính thử nghiệm.