Con người góp phần gia tăng các đợt hạn hán trong tương lai

(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, hoạt động của con người có thể đã tác động đến nguy cơ gây hạn hán của thế giới kể từ đầu thế kỷ 20 và dự đoán hiện tượng này sẽ còn trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.
Con người góp phần gia tăng các đợt hạn hán trong tương lai

Hạn hán gây ra rất nhiều tổn thất cho hoạt động kinh tế của các nước. Mỗi đợt hạn hán gây thiệt hại cho nước Mỹ khoảng 9,5 tỷ USD, theo thống kê của chính phủ nước này. Đây là thảm họa thời tiết tốn kém thứ hai, sau các cơn bão nhiệt đới. Hạn hán có thể làm tăng chi phí thực phẩm, đe dọa nguồn nước ngọt, gia tăng nguy cơ cháy rừng, gây di cư hàng loạt và thậm chí làm tổn hại sức khỏe của con người.

Nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Nature, phát hiện ra rằng khí nhà kính được tạo ra bởi các nhà máy điện, hoạt động nông nghiệp, khí thải xe cộ và các hoạt động của con người nói chung đã ảnh hưởng đến nguy cơ hạn hán.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các đợt hạn hán đã tăng từ năm 1900 đến 1949, giảm dần từ năm 1950 đến 1975 và đã tăng trở lại kể từ đó.

Mỗi thời kỳ này dường như tương ứng với các hoạt động của con người. Theo các tác giả, xu hướng hạn hán vào đầu thế kỷ 20 dường như có liên quan đến sự gia tăng của thải khí nhà kính.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để liên kết trực tiếp sự gia tăng hạn hán vào cuối thế kỷ 20 với sự gia tăng sản xuất khí nhà kính.

Ông Paul Durack, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này là lần đầu tiên nhấn mạnh rằng, ngoài những thay đổi trực tiếp đến nhiệt độ và lượng mưa toàn cầu và khu vực, hạn hán quy mô toàn cầu hiện còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người".

"Đây có thể là tin xấu đối với các nước như Australia và các vùng khí hậu tương tự như bang California ở Mỹ. Những khu vực này đã trải qua những đợt hạn hán gần đây và nếu mô hình dự báo  cho kết quả đúng, hạn hán sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai", ông Durack cho biết.

Các nhà khoa học đã phác thảo ra một tương lai u ám khi hiện tượng biến đổi khí hậu và lượng khí thải nhà kính sẽ còn tiếp tục gia tăng.

"Các nước ở khu vực Bắc Mỹ hoặc Âu-Á sẽ chịu tổn thất rất lớn", nghiên cứu kết luận.

Theo CNN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.