Công ty Cường Phát - Cổ đông mới của PGBank: Vốn 10 tỷ vẫn đấu giá lô cổ phiếu 865 tỷ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công ty Cường Phát, cổ đông mới của PGBank khiến giới đầu tư khó hiểu khi vốn điều lệ chỉ là 10 tỷ đồng và đã âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tham gia đấu giá để sở hữu lô cổ phiếu PGB trị giá khoảng 865 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ngày 11/9/2023, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) công bố các báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh (Công ty Gia Linh), Công ty cổ phần Quốc tế Cường Phát (Công ty Cường Phát) và Công ty cổ phần Thương mại Vũ Anh Đức (Công ty Vũ Anh Đức). Thông tin này đã khiến cổ phiếu PGB của PGBank tăng trần.

Cụ thể, Công ty Gia Linh đã mua vào 39,3 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 13,099% cổ phần có quyền biểu quyết tại PGBank. Công ty Cường Phát và Công ty Vũ Anh Đức nhận chuyển nhượng 40,6 triệu và 40 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 13,541% và 13,359% vốn điều lệ PGBank.

Cả Công ty Gia Linh, Công ty Cường Phát và Công ty Vũ Anh Đức là các nhà đầu tư tổ chức mua về 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank tại buổi bán đấu giá hồi tháng 4/2023 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Số tiền mà cả 3 công ty này bỏ ra là gần 2.568 tỷ đồng.

Trong đó, Công ty Cường Phát là cái tên đáng chú ý. Thứ nhất, Công ty Cường Phát liên quan đến Tập đoàn Thành Công. Thứ hai, công ty trúng đấu giá lô cổ phiếu trị giá 865 tỷ đồng khi vốn điều lệ chỉ 10 tỷ đồng và đã âm vốn chủ sở hữu. Thứ ba, sau khi tăng sốc vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 882 tỷ đồng, công ty này vẫn phải đi vay từng trăm triệu đồng.

Âm vốn chủ, vốn điều lệ 10 tỷ đồng vẫn đấu giá lô cổ phiếu 865 tỷ đồng

Công ty Cường Phát thành lập ngày 9/2/2015 tại thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội) với ngành nghề chính là “Vận tải hàng hóa bằng đường bộ”. Ông Nguyễn Văn Mạnh vừa là người đại diện pháp luật vừa là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty Cường Phát.

Tới ngày 31/10/2016, vốn điều lệ công ty là 8 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: ông Nguyễn Văn Mạnh (sở hữu 50% vốn), ông Nguyễn Trường Sơn (sở hữu 25% vốn), ông Nguyễn Bá Thao (sở hữu 12,5% vốn) và ông Vũ Văn Túc (sở hữu 12,5% vốn). Tuy nhiên, tới ngày 14/3/2017, ông Túc và ông Thao thoái vốn.

Từ ngày 4/9/2020, vốn điều lệ công ty tăng mạnh từ 8 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng nhưng rồi lại giảm xuống 10 tỷ đồng từ ngày 9/4/2021. Và đáng chú ý hơn cả chính là từ ngày 20/4/2023, vốn điều lệ công ty tăng sốc từ 10 tỷ đồng lên 882 tỷ đồng.

Cần phải nhấn mạnh rằng, Petrolimex đấu giá toàn bộ 120 triệu cổ phiếu PGBank trong ngày 7/4 với giá trúng dao động từ 21.300 đồng/CP tới 21.500 đồng. Điều đó có nghĩa là, lô 40,6 triệu cổ phiếu của PGBank được Công ty Cường Phát mua với giá tối thiểu 865 tỷ đồng và cao nhất là 873 tỷ đồng trong bối cảnh vốn điều lệ công ty chỉ 10 tỷ đồng.

Không chỉ có vậy, trước đó, Công ty Cường Phát cũng đã cho thấy bức tranh tài chính yếu ớt, thậm chí còn âm vốn.

Cụ thể, từ 2017 đến 2021, công ty liên tục thua lỗ với các khoản lỗ lần lượt là 265 triệu đồng (năm 2017), 289 triệu đồng (năm 2018), 417 triệu đồng (năm 2019), 316 triệu đồng (năm 2020) và 7,8 tỷ đồng (năm 2021). Bất ngờ lỗ sốc trong năm 2021 nên tại ngày 31/12/2021, công ty âm vốn 6,9 tỷ đồng.

Vốn 882 tỷ đồng, vẫn phải đi vay từng trăm triệu đồng

Có thể thấy, vốn điều lệ của Công ty Cường Phát tăng sốc từ 10 tỷ đồng lên 882 tỷ đồng trong ngày 20/4/2023. Thế nhưng, dù đã là đại gia trăm tỷ, sau đó, Cường Phát vẫn phải đi vay từng trăm triệu đồng.

Cụ thể, ngày 14/7/2023, Công ty Cường Phát ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) – Chi nhánh Đông Anh. Giá trị khoản vay là 533 triệu đồng. Tài sản đảm bảo là xe ôtô đầu kéo CNHTC ZZ4185N3613E1. Cùng trong ngày 14/7/2023, hai bên ký hợp đồng với giá trị khoản vay là 538,2 triệu đồng. Tài sản đảm bảo là xe ôtô đầu kéo CNHTC ZZ4185N3613E1.

Trước đó, ngày 9/6/2023, Công ty Cường Phát ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)- Trung tâm khách hàng cá nhân. Tài sản đảm bảo là Hyundai Creta. Giá trị khoản vay không được công bố nhưng trên thị trường Hyundai Creta được giao dịch quanh mức 640 triệu đồng.

Liên quan đến Tập đoàn Thành Công?

Được biết, Công ty Cường Phát có Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Mạnh. Ông Mạnh còn được biết đến là cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần Quốc tế Phú Linh.

Đáng chú ý, Công ty Phú Linh do ông Nguyễn Toàn Thắng - em trai Chủ tịch Tập đoàn Thành Công (TC Group) Nguyễn Anh Tuấn sáng lập và sở hữu vốn. Theo đó, Công ty Phú Linh thành lập ngày 8/9/2009. Cả ông Thắng và ông Mạnh đều có tên trong danh sách cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, sau đó, ông Mạnh thoái vốn hoàn toàn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).